Có 13 kết quả:

偌 nhạ啞 nhạ喏 nhạ御 nhạ惹 nhạ枒 nhạ砑 nhạ訝 nhạ讶 nhạ輅 nhạ辂 nhạ迓 nhạ閕 nhạ

1/13

nhạ [nhược]

U+504C, tổng 10 nét, bộ nhân 人 (+8 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

như thế

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Như thế, vậy đó. ◇Quan Hán Khanh 關漢卿: “Tiểu nhân bất cảm yếu nhạ đa ngân tử” 小人不敢要偌多銀子 (Lỗ trai lang 魯齋郎, Tiết tử 楔子).
2. (Trợ) § Dùng như “nhạ” 喏.

Từ điển Thiều Chửu

① Như thế, như nhạ đại 偌大 lớn như thế.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như thế. Td: Nhạ đại ( lớn như thế ).

Tự hình 2

Dị thể 1

Chữ gần giống 5

nhạ [nặc]

U+558F, tổng 11 nét, bộ khẩu 口 (+8 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

kính chào

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chắp tay vái đồng thời lên tiếng tỏ lòng kính trọng. ◇Tây du kí 西遊記: “Giá lưỡng cá hòa thượng (...) chẩm ma kiến ngã vương cánh bất hạ bái, nhạ tất bình thân, đĩnh nhiên nhi lập?” 這兩個和尚 (...) 怎麼見我王更不下拜, 喏畢平身, 挺然而立? (Đệ nhị cửu hồi) Hai vị hòa thượng này (...) tại sao ra mắt quốc vương nhà ta mà không lạy, chỉ chào rồi đứng thẳng mình ngang nhiên ra như thế?
2. Một âm là “nặc”. (Danh) Tiếng trả lời ưng chịu. § Cũng như “nặc” 諾.
3. (Thán) Ngữ khí có ý tứ, gây chú ý: kìa, này, v.v. ◎Như: “nặc, na bất thị nhĩ đích y phục mạ?” 喏, 那不是你的衣服嗎 kìa, đó chẳng phải là quần áo của ông à?

Từ điển Thiều Chửu

① Kính. Tục gọi sự vái chào người là xướng nhạ 唱喏.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Chào kính cẩn đối với người trên: 唱喏 Vái chào.

Tự hình 2

Dị thể 5

Chữ gần giống 2

Từ ghép 1

nhạ [ngữ, ngự]

U+5FA1, tổng 12 nét, bộ xích 彳 (+9 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Kẻ cầm cương xe. ◇Chiến quốc sách 戰國策: “Ngô ngự giả thiện” 吾御者善 (Ngụy sách tứ 魏策四) Người đánh xe của tôi giỏi.
2. (Danh) Người hầu, bộc dịch. ◇Liêu trai chí dị 聊齋志異: “Thỉnh tòng quy, bái thức cô chương, dắng ngự vô hối” 請從歸, 拜識姑嫜, 媵御無悔 (Niếp Tiểu Thiến 聶小倩) Xin theo về, lạy chào mẹ cha, nguyện làm tì thiếp không hối tiếc.
3. (Danh) Họ “Ngự”.
4. (Tính) Do vua làm ra, thuộc về vua. ◎Như: “ngự thư” 御書 chữ vua viết, “ngự chế” 御製 bài văn của vua làm ra, “ngự y” 御醫 thầy thuốc riêng của vua, “ngự hoa viên” 御花園 vườn hoa dành cho vua.
5. (Động) Đánh xe, điều khiển xe ngựa. ◇Hàn Phi Tử 韓非子: “Trí Bá xuất, Ngụy Tuyên Tử ngự, Hàn Khang Tử vi tham thừa” 知伯出, 魏宣子御, 韓康子為驂乘 (Nan tam 難三) Trí Bá ra ngoài, Ngụy Tuyên Tử đánh xe, Hàn Khang Tử làm tham thừa ngồi bên xe.
6. (Động) Cai trị, cai quản. ◎Như: “lâm ngự” 臨御 (vua) cai trị cả thiên hạ.
7. (Động) Hầu. ◇Thư Kinh 書經: “Ngự kì mẫu dĩ tòng” 御其母以從 (Ngũ tử chi ca 五子之歌) Đi theo hầu mẹ.
8. (Động) Tiến dâng. ◇Lễ Kí 禮記: “Ngự thực ư quân” 御食於君 (Khúc lễ thượng 曲禮上) Dâng thức ăn cho vua.
9. (Động) Ngăn, chống. § Cũng như “ngự” 禦. ◎Như: “ngự đông” 御冬 ngự hàn, chống lạnh.
10. Một âm là “nhạ”. (Động) Đón. ◎Như: “bách lượng nhạ chi” 百兩御之 trăm cỗ xe cùng đón đấy.
11. Giản thể của chữ 禦.

Từ điển Thiều Chửu

① Kẻ cầm cương xe.
② Cai trị tất cả. Vua cai trị cả thiên hạ gọi là lâm ngự 臨御 vì thế vua tới ở đâu cũng gọi là ngự cả.
③ Hầu, như ngự sử 御史 chức quan ở gần vua giữ việc can ngăn vua, các nàng hầu cũng gọi là nữ ngự 女御.
④ Phàm các thứ gì của vua làm ra đều gọi là ngự cả. Như ngự thư 御書 chữ vua viết, ngự chế 御製 bài văn của vua làm ra.
⑤ Ngăn, cũng như chữ ngữ 禦.
⑥ Một âm là nhạ. Ðón, như bách lạng nhạ chi 百兩御之 trăm cỗ xe cùng đón đấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nghênh đón: 之子于歸,百輛御之 Cô kia về nhà chồng, trăm cỗ xe đón nàng (Thi Kinh). Xem 御 [yù].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghênh đón — Một âm là Ngự. Xem Ngự.

Tự hình 10

Dị thể 13

Một số bài thơ có sử dụng

nhạ [nha]

U+60F9, tổng 12 nét, bộ tâm 心 (+8 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. xảy ra, sinh chuyện
2. chọc vào, dây vào
3. khiến cho, làm cho

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gây ra, rước lấy. ◎Như: “nhạ hận” 惹恨 rước lấy sự ân hận, “miễn nhạ sự đoan” 免惹事端 đừng để bị rắc rối.
2. (Động) Khiến cho. ◎Như: “nhạ nhân chú ý” 惹人注意 khiến người ta chú ý.
3. (Động) Nhiễm, thấm. ◇Nho lâm ngoại sử 儒林外史: “Ngã tựu thị "dương nhục bất tằng khiết, không nhạ nhất thân thiên"” 我就是"羊肉不曾喫, 空惹一身羶" (Đệ ngũ thập nhị hồi).
4. (Động) Đụng chạm, xúc phạm, châm chọc, trêu. ◎Như: “giá cá hài tử tì khí đại, biệt nhạ tha” 這個孩子脾氣大, 別惹他 thằng bé này khó tính lắm, đừng trêu nó. ◇Thanh bình san đường thoại bổn 清平山堂話本: “A mỗ, ngã hựu bất nhạ nhĩ” 阿姆我又不惹你 (Khoái chủy Lí Thúy Liên kí 快嘴李翠蓮記) Chị ơi, em không trêu chọc chị nữa đâu.

Từ điển Thiều Chửu

① Rước lấy, như nhạ hận 惹恨 rước lấy sự ân hận.
② Tục gọi sự khêu lên gợi lên một sự gì là nhạ.
③ Xảy ra.
④ Dắt dẫn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gây ra, chuốc lấy, rước lấy: 不要惹事 Không nên gây chuyện; 惹恨 Rước lấy điều ân hận;
② Khêu lên, gợi lên;
③ Xảy ra;
④ Khiến cho: 惹人注意 Khiến mọi người chú ý;
⑤ Trêu, trêu ghẹo, châm chọc: 這個孩子脾氣大,別惹他 Thằng bé này khó tính lắm, đừng trêu nó
⑥ Dắt dẫn.

Tự hình 2

Dị thể 3

Một số bài thơ có sử dụng

nhạ [nha]

U+6792, tổng 8 nét, bộ mộc 木 (+4 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. chạc cây
2. vành bánh xe

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Vành bánh xe.

Tự hình 1

Dị thể 1

Một số bài thơ có sử dụng

nhạ [nha]

U+7811, tổng 9 nét, bộ thạch 石 (+4 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

đá mài

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dằn, đè, ép xuống. ◇Tây du kí 西遊記: “Bả côn tử vọng tiểu yêu đầu thượng nhạ liễu nhất nhạ, khả liên, tựu nhạ đắc tượng nhất cá nhục đà” 把棍子望小妖頭上砑了一砑, 可憐, 就砑得像一個肉陀 (Đệ thất thập tứ hồi) Cầm gậy nhằm đầu tiểu yêu giáng xuống một nhát, thương thay, chỉ còn là một khối thịt tròn.
2. (Động) Mài cho bóng. ◎Như: “nhạ quang” 砑光 mài bóng.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghiền, đá bóng. Lấy đá bóng mài các thứ giấy hay vải tơ cho nhẵn bóng gọi là nhạ quang 砑光.

Từ điển Trần Văn Chánh

Dằn, đánh, mài (bóng). 【砑光】nhạ quang [yàquang] Dằn hoặc đánh bóng: 砑光機 Máy đánh bóng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái trục lăn bằng đá — Trục ép.

Tự hình 2

Dị thể 3

nhạ

U+8A1D, tổng 11 nét, bộ ngôn 言 (+4 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

nghi ngờ, thấy lạ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngạc nhiên, lấy làm lạ. ◎Như: “thâm nhạ kì sự” 深訝其事 rất lấy làm lạ về việc đó.
2. (Động) Nghênh đón. § Thông “nhạ” 迓.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngờ lạ. Như thâm nhạ kì sự 深訝其事 sự ấy lấy làm kì lạ quá.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Ngạc nhiên, làm lạ: 驚訝 Kinh ngạc; 深訝其事 Rất lấy làm lạ về việc đó.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đón tiếp nhau — Ngờ vực, lấy làm lạ.

Tự hình 2

Dị thể 2

Một số bài thơ có sử dụng

nhạ

U+8BB6, tổng 6 nét, bộ ngôn 言 (+4 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

nghi ngờ, thấy lạ

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ 訝.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Ngạc nhiên, làm lạ: 驚訝 Kinh ngạc; 深訝其事 Rất lấy làm lạ về việc đó.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như 訝

Tự hình 2

Dị thể 2

nhạ [hạch, lộ]

U+8F05, tổng 13 nét, bộ xa 車 (+6 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Xe to. Thường chỉ xe của bậc đế vương.
2. Một âm là “nhạ”. (Động) Đón rước. § Thông “nhạ” 迓.
3. Một âm nữa là “hạch”. (Danh) Đòn ngang trước xe.
4. (Động) Đóng ngựa, bò vào xe để kéo đi.

Từ điển Thiều Chửu

① Kéo.
② Cái xe to.
③ Một âm là nhạ. Ðón rước.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đón tiếp nhau — Một âm là Lộ. Xem Lộ.

Tự hình 3

Dị thể 2

Chữ gần giống 2

Một số bài thơ có sử dụng

nhạ [lộ]

U+8F82, tổng 10 nét, bộ xa 車 (+6 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ 輅.

Tự hình 2

Dị thể 2

nhạ

U+8FD3, tổng 7 nét, bộ sước 辵 (+4 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. đón rước
2. đi mời

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đón rước, mời đón. ◇Tô Mạn Thù 蘇曼殊: “Di thị tức xuất nhạ dư mẫu” 姨氏即出迓余母 (Đoạn hồng linh nhạn kí 斷鴻零雁記) Dì liền ra đón mẹ tôi.
2. (Động) Nghênh đánh, chống trả. ◇Thư Kinh 書經: “Phất nhạ khắc bôn” 弗迓克奔 (Mục thệ 牧誓) Chẳng đánh lại được thì thua chạy.
3. § Thông “nhạ” 訝.

Từ điển Thiều Chửu

① Đón rước, đi mời. Cũng dùng như chữ nhạ 訝.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Đón tiếp, đón rước, đi mời.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đón tiếp nhau —Tên người, tức Cao Bá Nhạ, danh sĩ đời Nguyễn, con của Cao Bá Đạt, cháu gọi Cao Bá Quát bằng chú ruột, sau khi Cao Bá Quát bị chém vào năm 1854, ông trốn tới ẩn náo tại vùng Mĩ đức, Hà đông, như năm 1862 thì bị phát giác, bị giam rồi mất tích luôn. Trong lúc bị giam, ông làm Tự tình khúc, gồm 602 câu, theo thể song thất lục bát, giải tỏ tấm lòng mình.

Tự hình 2

Dị thể 3

Một số bài thơ có sử dụng

nhạ [ha]

U+9595, tổng 12 nét, bộ môn 門 (+4 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rách toang ra — Một âm là Ha. Xem Ha.

Tự hình 1

Dị thể 2