Có 7 kết quả:

夋 thuân悛 thuân皴 thuân竣 thuân踆 thuân逡 thuân遁 thuân

1/7

thuân [xuân]

U+590B, tổng 7 nét, bộ tuy 夊 (+4 nét)
phồn & giản thể, hội ý

Từ điển phổ thông

đi chậm chạp

Tự hình 2

Dị thể 1

thuân [thuyên]

U+609B, tổng 10 nét, bộ tâm 心 (+7 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

đổ lỗi, chừa

Từ điển Thiều Chửu

① Ðổi lỗi, chừa.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Sửa chữa, sửa lỗi, chừa, hối cải: 怙惡不悛 Khư khư giữ cái sai lầm.

Tự hình 2

Dị thể 1

Chữ gần giống 4

Một số bài thơ có sử dụng

thuân

U+76B4, tổng 12 nét, bộ bì 皮 (+7 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

da nứt nẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Da nứt nẻ. ◇Đỗ Phủ 杜甫: “Trung nguyên vô thư quy bất đắc, Thủ cước đống thuân bì nhục tử” 中原無書歸不得, 手腳凍皴皮肉死 (Càn Nguyên trung ngụ cư Đồng Cốc huyện 乾元中寓居同谷縣) Không được thư báo tin nơi Trung Nguyên, Tay chân lạnh nứt nẻ, da thịt chết.
2. (Động) Nhăn nhíu, co rút.
3. (Danh) Lối vẽ đường nét thấy như lồi lõm giống hệt núi sông cây đá, gọi là “thuân pháp” 皴法.

Từ điển Thiều Chửu

① Da nứt nẻ. Ðỗ Phủ 杜甫: Trung nguyên vô thư quy bất đắc, Thủ cước đống thuân bì nhục tử 中原無書歸不得,手腳凍皴皮肉死 không được thư báo tin nơi Trung nguyên, tay chân lạnh nứt nẻ, da thịt chết.
② Vẽ hệt như đá núi lồi lõm gọi là thuân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Da) nứt, nẻ: 手皴了 Tay nẻ rồi;
② Ghét, hờm: 一脖子皴 Cổ toàn là ghét;
③ Vẽ hệt như đá núi lồi lõm (một lối vẽ tranh Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Da nứt ra, rách ra.

Tự hình 2

Dị thể 1

Một số bài thơ có sử dụng

thuân [thuyên]

U+7AE3, tổng 12 nét, bộ lập 立 (+7 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

thôi, xong việc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xong việc, hoàn tất. ◎Như: “thuân sự” 竣事 xong việc, “thuân công” 竣工 thành công.
2. § Có khi đọc là “thuyên”.

Từ điển Thiều Chửu

① Thôi, xong việc, như thuân sự 竣事 xong việc, thuân công 竣工 thành công, có khi đọc là chữ thuyên.
② Ðứng lui.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Làm xong: 一切均已告竣 Tất cả mọi việc đều đã làm xong; 尚未竣事 Chưa làm xong việc;
② (văn) Thoái lui.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xong việc.

Tự hình 2

Dị thể 3

Chữ gần giống 2

Một số bài thơ có sử dụng

thuân [tồn]

U+8E06, tổng 14 nét, bộ túc 足 (+7 nét)
hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngừng lại, lui. § Cũng như “thuân” 竣.
2. Một âm là “tồn”. (Động) Đá móc, dùng chân đá ngược lên.
3. (Danh) “Tồn ô” 踆烏 con quạ ở trên mặt trời, cũng chỉ mặt trời. ◇Hoài Nam Tử 淮南子: “Nhật trung hữu tồn ô, nhi nguyệt trung hữu thiềm thừ” 日中有踆烏, 而月中有蟾蜍 (Tinh thần 精神) Trên mặt trời có con quạ, còn trên mặt trăng có con cóc.

Tự hình 1

Dị thể 2

Chữ gần giống 2

Một số bài thơ có sử dụng

thuân

U+9021, tổng 10 nét, bộ sước 辵 (+7 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

lùi lại, rút lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi trở lại, đi vòng lại.
2. (Động) Lùi, nhường bước. ◇Hán Thư 漢書: “Hữu công giả thượng, vô công giả hạ, tắc quần thần thuân” 有功者上, 無功者下, 則群臣逡 (Công Tôn Hoằng truyện 公孫弘傳) Người có công ở trên, người không có công ở dưới, thì quần thần sẽ nhường bước.

Từ điển Thiều Chửu

① Lùi lại, rụt lại. Đi không nhích lên được gọi là thuân tuần 逡巡 (rụt rè, xun xoe).
② Nhanh, cùng nghĩa với tuấn 駿.

Từ điển Trần Văn Chánh

① 【逡巡】 thuân tuần [qunxún] (văn) Dùng dằng, do dự, lưỡng lự, rụt rè: 逡巡 不前 Do dự không dám tiến bước;
② (văn) Nhanh (dùng như 駿, bộ 馬).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lùi lại — Từ chối.

Tự hình 2

Dị thể 4

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

thuân [tuần, độn]

U+9041, tổng 12 nét, bộ sước 辵 (+9 nét)
hội ý

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dời đi, thiên di.
2. (Động) Trốn. ◎Như: “đào độn” 逃遁 đi trốn, “thổ độn” 土遁 trốn vào trong đất (pháp thuật).
3. (Động) Ẩn giấu.
4. (Động) Ở ẩn. ◎Như: “độn thân” 遁身 ẩn mình, “độn thế” 遁世 ở ẩn.
5. (Động) Chạy.
6. (Động) Lánh, tránh. ◇Sử Kí 史記: “Thượng hạ tương độn” 上下相遁 (Khốc lại truyện 酷吏傳) Trên dưới tránh mặt nhau.
7. (Động) Phóng túng, buông thả, lạm quá.
8. (Động) Mất.
9. (Động) Dối lừa.
10. Một âm là “thuân”. (Động) § Thông “thuân” 逡. ◎Như: “thuân tuần” 遁巡 do dự, chần chừ, muốn đi lại dừng.
11. Một âm là “tuần”. (Phó) § Thông “tuân” 巡. ◎Như: “thuân tuần” 逡遁: (a) cung thuận; (b) thối nhượng.

Tự hình 2

Dị thể 13

Một số bài thơ có sử dụng