Có 4 kết quả:

侚 tuẫn徇 tuẫn殉 tuẫn狥 tuẫn

1/4

tuẫn

U+4F9A, tổng 8 nét, bộ nhân 人 (+6 nét)
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhanh nhẹn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhanh nhẹn, mẫn tiệp.
2. (Động) § Thông “tuẫn” 殉, “tuẫn” 徇.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhanh nhẹn.
② Lại có nghĩa như chữ 殉.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Nhanh nhẹn;
② Như 殉 (bộ 歹).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh tật — Đi tuần.

Tự hình 3

Dị thể 4

tuẫn [tuân, tuấn, tuần]

U+5F87, tổng 9 nét, bộ xích 彳 (+6 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

đồng ý theo, làm theo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trách mắng hay phạt người phạm lỗi và cho đi tuần hành để chỉ thị cho mọi người biết. ◇Sử Kí 史記: “Toại trảm đội trường nhị nhân dĩ tuẫn” 遂斬隊長二人以徇 (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện 孫子吳起列傳) Và cho chém hai người đội trưởng đem đi rong cho mọi người thấy.
2. (Động) Đánh chiếm, đoạt lấy. ◇Sử Kí 史記: “Tịch vi tì tương, tuẫn hạ huyện” 籍為裨將, 徇下縣 (Hạng Vũ bổn kỉ 項羽本紀) (Hạng) Tịch làm tì tướng, đoạt lấy các quận huyện.
3. (Động) Thuận theo, thuận tòng. ◇Tả truyện 左傳: “Quốc nhân phất tuẫn” 國人弗徇 (Văn công thập nhất niên 文公十一年) Người trong nước không thuận theo.
4. (Động) Hi sinh tính mệnh vì một mục đích hay lí tưởng nào đó. § Thông “tuẫn” 殉. ◇Hán Thư 漢書: “Tham phu tuẫn tài, liệt sĩ tuẫn danh” 貪夫徇財, 烈士徇名 (Giả Nghị truyện 賈誼傳) Kẻ tham chết vì tiền của, liệt sĩ chết vì danh.
5. (Tính) Nhanh nhẹn, tấn tốc. § Thông “tuẫn” 侚. ◇Mặc Tử 墨子: “Thân thể cường lương, tư lự tuẫn thông” 身體強良, 思慮徇通 (Công Mạnh 公孟) Thân thể mạnh khỏe, suy tư nhanh nhẹn thông suốt.
6. Một âm là “tuân”. (Động) Khiến, làm cho. ◇Trang Tử 莊子: “Phù tuân nhĩ mục nội thông nhi ngoại ư tâm trí” 夫徇耳目內通而外於心知 (Nhân gian thế 人間世) Khiến cho tai mắt bên trong thông suốt mà để ra ngoài tâm trí.
7. (Động) Mưu cầu. ◇Sử Kí 史記: “Kim bất tuất sĩ tốt nhi tuân kì tư, phi xã tắc chi thần” 今不恤士卒而徇其私, 非社稷之臣 (Hạng Vũ bổn kỉ 項羽本紀) Nay không thương xót sĩ tốt, lại mưu đồ việc riêng, thật không phải bầy tôi trung thành với nước.

Từ điển Thiều Chửu

① Mắng bảo hay phạt một kẻ cho mọi người biết gọi là tuẫn.
② Thuận theo. Ðem thân theo với vật gọi là tuẫn. Như tham phu tuẫn tài 貪夫徇財 kẻ tham phu chết theo của. Liệt sĩ tuẫn danh 烈士徇名 kẻ liệt sĩ chết theo danh, v.v.
③ Một âm là tuấn. Chống lại.
④ Lại một âm là tuân. Tuân thông 徇通 chu chí.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Đi tuần;
② (Đánh mõ) rao cho mọi người biết (về tội lỗi của ai);
③ Chết theo. Như 殉 [xùn] nghĩa ①: 貪夫徇財 Kẻ tham chết theo của cải (Sử kí). Xem 徇 [xún].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi lòng vòng trong một khu vực, nói lớn loan báo mệnh lệnh của triều đình — Một âm là Tuân. Xem Tuân.

Tự hình 2

Dị thể 7

Chữ gần giống 1

Một số bài thơ có sử dụng

tuẫn [tuận]

U+6B89, tổng 10 nét, bộ ngạt 歹 (+6 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

chết theo người khác

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chết theo hoặc táng vật theo người chết. ◎Như: “quyết tâm nhất tử tuẫn phu” 決心一死殉夫 quyết tâm chết theo chồng.
2. (Động) Hi sinh tính mạng để đạt được mục đích hoặc chết vì lí tưởng. ◎Như: “tuẫn quốc” 殉國 chết vì nước.
3. (Động) Đeo đuổi, tham cầu. ◎Như: “tuẫn lợi” 殉利 đem thân quay cuồng theo lợi, “tuẫn danh” 殉名 đem thân quay cuồng theo danh. ◇Nguyễn Du 阮攸: “Phù thế thao thao tử tuẫn danh” 浮世滔滔死殉名 (Nhị Sơ cố lí 二疏故里) Cuộc đời trôi nổi, bao người chết vì háo danh.

Từ điển Thiều Chửu

① Chết theo, dùng người chôn theo người chết gọi là tuẫn.
② Theo, như tuẫn lợi 殉利 đem thân quay cuồng theo lợi, tuẫn danh 殉名 đem thân quay cuồng theo danh, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Liều chết vì một mục đích: 殉利 Liều thân vì lợi; 殉名 Liều chết vì danh;
② Chôn theo người chết, chết theo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tuân theo — Chôn người sống theo người chết. Thí dụ vua chết, các bà phi bị chôn theo, gọi là Tuẫn — Chết theo — Chết để giữ danh dự.

Tự hình 2

Dị thể 2

Từ ghép 4

Một số bài thơ có sử dụng

tuẫn [tuân]

U+72E5, tổng 9 nét, bộ khuyển 犬 (+6 nét)
phồn thể

Từ điển phổ thông

đồng ý theo, làm theo

Từ điển trích dẫn

1. Tục dùng như chữ “tuẫn” 徇.

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ tuẫn 徇.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như 徇 (2) (bộ 彳).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Tuẫn 徇.

Tự hình 1

Dị thể 2

Chữ gần giống 5

Một số bài thơ có sử dụng