Có 1 kết quả:

ngâm
Âm Hán Việt: ngâm
Tổng nét: 7
Bộ: khẩu 口 (+4 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: 丨フ一ノ丶丶フ
Thương Hiệt: ROIN (口人戈弓)
Unicode: U+541F
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: yín ㄧㄣˊ
Âm Nôm: gặm, gầm, ngăm, ngăn, ngâm, ngợm
Âm Nhật (onyomi): ギン (gin)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: jam4, ngam4

Tự hình 3

Dị thể 6

Chữ gần giống 5

1/1

ngâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngâm thơ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rên rỉ. ◇Đái Đồng 戴侗: “Thống vi thân ngâm” 痛為呻吟 (Lục thư cố 六書故) Đau thì rên rỉ.
2. (Động) Than van. ◇Chiến quốc sách 戰國策: “Tước lập bất chuyển, trú ngâm tiêu khốc” 雀立不轉, 晝吟宵哭 (Sở sách nhất 楚策一) Đứng như con chim tước, ngày than đêm khóc.
3. (Động) Ngâm, vịnh, đọc. ◎Như: “ngâm nga” 吟哦, “ngâm vịnh” 吟詠. ◇Trang Tử 莊子: “Ỷ thụ nhi ngâm, cứ cảo ngô nhi minh” 倚樹而吟, 據槁梧而瞑 (Đức sung phù 德充符) Tựa cây mà ngâm nga, dựa gốc ngô đồng khô mà nhắm mắt.
4. (Động) Bày tỏ, trữ tả, diễn đạt. ◇Văn tâm điêu long 文心雕龍: “Cảm vật ngâm chí, mạc phi tự nhiên” 感物吟志, 莫非自然 (Minh thi 明詩).
5. (Động) Kêu. ◇Tào Thực 曹植: “Cô nhạn phi nam du, Quá đình trường ai ngâm” 孤雁飛南遊, 過庭長哀吟 (Tạp thi 雜詩) Nhạn lẻ bay về nam, Qua sân kêu thương dằng dặc.
6. (Động) Thổi, xuy tấu. ◇Khương Quỳ 姜夔: “Dư mỗi tự độ khúc, ngâm đỗng tiêu, Thương Khanh triếp ca nhi họa chi” 予每自度曲, 吟洞簫, 商卿輒歌而和之 (Giác chiêu 角招, Từ tự 詞序).
7. (Động) Nói lắp bắp, nói không rõ ràng.
8. (Danh) Một thể thơ cổ. ◎Như: “Lương phụ ngâm” 梁父吟 của Khổng Minh, “Bạch đầu ngâm” 白頭吟 của Văn Quân.
9. (Danh) Họ “Ngâm”.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngâm. Ðọc thơ đọc phú kéo giọng dài ra gọi là ngâm, như ngâm nga 吟哦, ngâm vịnh 吟詠, v.v. Người ốm đau rên rỉ gọi là thân ngâm 呻吟.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rên rỉ. Tiếng rên — Đọc kéo dài và lên giọng xuống giọng — Tên một thể văn vần, ở Việt Nam là thể Song Thất Lục bát. Td: Chinh phụ ngâm khúc — Đọc thơ với âm điệu dễ nghe. Đoạn trường tân thanh có câu: » Thông minh vốn sẵn tính trời, pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm «.

Từ ghép 14