Có 1 kết quả:

mẫn
Âm Hán Việt: mẫn
Tổng nét: 11
Bộ: phác 攴 (+7 nét)
Lục thư: hình thanh & hội ý
Hình thái:
Nét bút: ノ一フフ丶一丶ノ一ノ丶
Thương Hiệt: OYOK (人卜人大)
Unicode: U+654F
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: mǐn ㄇㄧㄣˇ
Âm Nôm: mắn, mẩn
Âm Nhật (onyomi): ビン (bin)
Âm Nhật (kunyomi): さとい (satoi)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: man5

Tự hình 5

Dị thể 3

Chữ gần giống 3

1/1

mẫn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhanh nhẹn, sáng suốt
2. ngón chân cái

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhanh nhẹn, mau mắn. ◎Như: “mẫn tiệp” 敏捷 nhanh nhẹn. ◇Luận Ngữ 論語: “Quân tử dục nột ư ngôn, nhi mẫn ư hành” 君子欲訥於言, 而敏於行 (Lí nhân 里仁) Người quân tử chậm chạp (thận trọng) về lời nói, mà nhanh nhẹn về việc làm.
2. (Tính) Thông minh, thông tuệ. ◎Như: “mẫn đạt” 敏達 thông minh sáng suốt, “bất mẫn” 不敏 chẳng sáng suốt, ngu dốt (lời nói tự nhún mình). ◇Hàn Dũ 韓愈: “Tử Hậu thiếu tinh mẫn, vô bất thông đạt” 子厚少精敏, 無不通達 (Liễu Tử Hậu mộ chí minh 柳子厚墓誌銘) Tử Hậu (Liễu Tông Nguyên) hồi nhỏ minh mẫn, (học) không điều gì mà chẳng thông hiểu.
3. (Phó) Cần cù, gắng gỏi. ◇Luận Ngữ 論語: “Ngã phi sanh nhi tri chi giả, hiếu cổ mẫn dĩ cầu chi giả dã” 我非生而知之者, 好古敏以求之者也 (Thuật nhi 述而) Ta chẳng phải sinh ra đã biết đạo lí, (ta) thích (văn hóa) cổ mà siêng năng tìm học vậy.
4. (Danh) Ngón chân cái. § Thông “mẫn” 拇.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhanh nhẹn.
② Sáng suốt, như bất mẫn 不敏 chẳng sáng suốt, lời nói tự nhún mình là kẻ ngu dốt.
③ Gắng gỏi.
④ Tên ngón chân cái.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bén nhạy, nhạy cảm, nhanh nhẹn, nhanh trí, thông minh: 敏而好學不恥下問 Thông minh và hiếu học thì không thẹn hỏi kẻ dưới mình (Luận ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mau lẹ — Gắng sức.

Từ ghép 12