Có 1 kết quả:

ngô
Âm Hán Việt: ngô
Tổng nét: 7
Bộ: khẩu 口 (+4 nét)
Lục thư: hội ý
Nét bút: 丨フ一フ一ノ丶
Thương Hiệt: RVNK (口女弓大)
Unicode: U+5433
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: ㄨˊ
Âm Nôm: ngo, ngô
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: ng4

Tự hình 6

Dị thể 5

1/1

ngô

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nước Ngô
2. họ Ngô
3. rầm rĩ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói to, nói ồn ào, rầm rĩ.
2. (Danh) Tên nước, chư hầu nhà Chu, nay ở vào khoảng tỉnh “Giang Tô” 江蘇.
3. (Danh) Tên triều đại: (1) Là một ba nước thời Tam Quốc (222-280). (2) Một trong mười nước (902-937), thời Ngũ Đại, ở “Hoài Nam” 淮南, “Giang Tây” 江西.
4. (Danh) Tên đất, tức “Tô Châu” 蘇州.
5. (Danh) Họ “Tô”.
6. § Cũng viết là “ngô” 吴.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Rầm rĩ;
② [Wú] Nước Ngô (thời Tam Quốc, 222 – 280);
③ [Wú] Đất Ngô (chỉ vùng miền nam tỉnh Giang Tô và miền bắc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc);
④ [Wú] (Họ) Ngô.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói quá đi, nói khoác — Tên nước thời tam quốc, tức nước Ngô của Tôn Quyền, ở vùng Giang đông. Thơ Phan Văn Trị có câu: » Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc, về Hán trau tria mảnh má hồng « — Một tên chỉ tỉnh Giang Tô — Họ người.

Từ ghép 6