Có 1 kết quả:

hoạn
Âm Hán Việt: hoạn
Tổng nét: 11
Bộ: tâm 心 (+7 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: 丨フ一丨フ一丨丶フ丶丶
Thương Hiệt: LLP (中中心)
Unicode: U+60A3
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: huàn ㄏㄨㄢˋ
Âm Nôm: hoạn
Âm Nhật (onyomi): カン (kan)
Âm Nhật (kunyomi): わずら.う (wazura.u)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: waan6

Tự hình 5

Dị thể 4

Một số bài thơ có sử dụng

1/1

hoạn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hoạn nạn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lo lắng, ưu lự. ◎Như: “hoạn đắc hoạn thất” 患得患失 lo được lo mất. ◇Luận Ngữ 論語: “Bất hoạn nhân chi bất kỉ tri, hoạn bất tri nhân dã” 不患人之不己知, 患不知人也 (Học nhi 學而) Đừng lo người không biết mình, chỉ lo mình không biết người.
2. (Động) Bị, mắc phải. ◎Như: “hoạn bệnh” 患病 mắc bệnh.
3. (Danh) Tai họa, vạ, nạn. ◎Như: “thủy hoạn” 水患 nạn lụt, “hữu bị vô hoạn” 有備無患 có phòng bị không lo vạ.
4. (Danh) Tật bệnh. ◇Pháp Hoa Kinh 法華經: “Tốc trừ khổ não, vô phục chúng hoạn” 速除苦惱, 無復眾患 (Như Lai thọ lượng 如來壽量) Mau trừ khổ não, hết còn các bệnh tật.
5. (Tính) Không vừa ý.

Từ điển Thiều Chửu

① Lo, như hoạn đắc hoạn thất 患得患失 lo được lo mất.
② Tai hoạn, như hữu bị vô hoạn 有備無患 có phòng bị không lo vạ.
③ Tật bệnh, như hoạn bệnh 患病 mắc bệnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mối lo, tai vạ, vạ, nạn, hoạ: 水患 Nạn lụt; 災患 Tai nạn, tai hoạ; 大患 Mối lo lớn, tai vạ lớn; 有備無患 Có phòng bị thì không lo có tai vạ;
② Lo, suy tính: 地誠任,不患無財 Nếu đất đai thật được sử dụng thì chẳng lo không có của cải (Thương Quân thư).【患得患失】hoạn đắc hoạn thất [huàndé-huànshi] Suy hơn tính thiệt, suy tính cá nhân;
③ Mắc, bị: 患肝炎 Mắc (bị) bệnh viêm gan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lo lắng — Mối hại. Tai vạ — Bệnh tật.

Từ ghép 7