Có 2 kết quả:

hihy
Âm Hán Việt: hi, hy
Tổng nét: 11
Bộ: nhật 日 (+7 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: 丨フ一一ノ丶一ノ丨フ丨
Thương Hiệt: AKKB (日大大月)
Unicode: U+665E
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất thấp
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất thấp

Âm đọc khác

Âm Pinyin: ㄒㄧ
Âm Nôm: hi
Âm Nhật (onyomi): キ (ki)
Âm Nhật (kunyomi): かわ.く (kawa.ku)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: hei1

Tự hình 1

Dị thể 3

Chữ gần giống 3

Một số bài thơ có sử dụng

1/2

hi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khô, ráo. ◇Hạ Chú 賀鑄: “Nguyên thượng thảo, lộ sơ hi” 原上草, 露初晞 (Trùng quá xương môn vạn sự phi từ 重過閶門萬事非詞) Sương móc trên cỏ đồng vừa mới khô.
2. (Động) Phơi cho khô. ◇Kê Hàm 嵇含: “Tường phụng hi khinh cách” 翔鳳晞輕翮 (Duyệt tình 悅晴) Chim phượng bay phơi cánh nhẹ.
3. (Động) Tiêu tán.
4. (Động) Rạng sáng, rạng đông. ◇Thi Kinh 詩經: “Đông phương vị hi” 東方未晞 (Tề phong 齊風, Đông phương vị minh 東方未明) Phương đông chưa rạng sáng.

Từ ghép 1

hy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tảng sáng, rạng đông

Từ điển Thiều Chửu

① Khô ráo.
② Mờ mờ sáng, rạng đông.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ①Khô, khô khan: 花草上晨露未晞 Sương mai còn đọng trên hoa lá;
② Lúc tảng sáng, rạng đông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khô — Phơi khô. sấy khô — Ánh mặt trời mới mọc.