Có 1 kết quả:

lặc
Âm Hán Việt: lặc
Tổng nét: 7
Bộ: thuỷ 水 (+4 nét)
Lục thư: hình thanh & hội ý
Hình thái:
Nét bút: 丶丶一フ丨フノ
Thương Hiệt: ENLS (水弓中尸)
Unicode: U+6CD0
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất thấp
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất thấp

Âm đọc khác

Âm Pinyin: ㄌㄜˋ
Âm Nhật (onyomi): リョク (ryoku)
Âm Nhật (kunyomi): ふみ (fumi)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: lak6

Tự hình 2

Dị thể 1

1/1

lặc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đá nứt nẻ ra
2. viết

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thớ, vằn đá nứt nẻ.
2. (Động) Đá nứt ra. ◇Chu Lễ 周禮: “Thạch hữu thì dĩ lặc, thủy hữu thì dĩ ngưng” 石有時以泐, 水有時以凝 (Đông quan khảo công kí 冬官考工記) Đá có khi nứt ra, nước có khi đông lại.
3. (Động) Khắc. ◎Như: “lặc thạch” 泐石 khắc đá.
4. (Động) Viết (thường dùng cho viết thư từ). ◎Như: “thủ lặc” 手泐 thư đích thân viết (dụng ngữ ghi ở cuối thư theo lối xưa).

Từ điển Thiều Chửu

① Ðá nứt nẻ ra.
② Bút chát, viết. Như thủ lặc 手泐 cái thư thân tay viết.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Đá nứt ra;
② Viết thư: 手泐 Bức thư tự tay viết;
③ Khắc, tạc, chạm;
④ Làm đặc lại, làm đông lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vân đá, do nước chảy qua tạo nên.