Có 1 kết quả:

cổ
Âm Hán Việt: cổ
Tổng nét: 18
Bộ: mục 目 (+13 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: 一丨一丨フ一丶ノ一一丨フ丶丨フ一一一
Thương Hiệt: GEBU (土水月山)
Unicode: U+77BD
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: trung bình
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: thấp

Âm đọc khác

Âm Pinyin: ㄍㄨˇ
Âm Nôm: cổ
Âm Nhật (onyomi): コ (ko)
Âm Nhật (kunyomi): めし.い (meshi.i)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: gu2

Tự hình 2

Dị thể 2

Chữ gần giống 6

1/1

cổ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mù mắt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người mù, người lòa. ◇Trang Tử 莊子: “Cổ giả vô dĩ dữ hồ văn chương chi quan” 瞽者無以與乎文章之觀 (Tiêu dao du 逍遙遊) Kẻ mù không cách gì để dự xem vẻ văn hoa.
2. (Danh) Các nhạc quan ngày xưa dùng những người mù nên cũng gọi là “cổ”. ◇Thư Kinh 書經: “Cổ tấu cổ, sắc phu trì, thứ nhân tẩu” 瞽奏鼓, 嗇夫馳, 庶人走 (Dận chinh 胤征) Quan nhạc đánh trống, quan coi việc canh tác giong ruổi, lũ dân chạy.
3. (Tính) Mù mắt. ◇Diệp Thánh Đào 葉聖陶: “A Tùng hữu suy mẫu, hội thả cổ” 阿松有衰母, 聵且瞽 (Cùng sầu 窮愁) A Tùng có mẹ già yếu, vừa điếc vừa mù.
4. (Tính) Ngu dốt, không biết gì cả, hôn muội. ◇Tuân Tử 荀子: “Bất quan khí sắc nhi ngôn vị chi cổ” 不觀氣色而言謂之瞽 (Khuyến học 勸學) Không xem khí sắc vẻ mặt mà nói ấy là mù quáng.
5. § Thông “cổ” 鼓.

Từ điển Thiều Chửu

① Mù. Các nhạc quan ngày xưa dùng những người mù nên cũng gọi là cổ. Trang Tử 莊子: Cổ giả vô dĩ dữ hồ văn chương chi quan 瞽者無以與乎文章之觀 (Tiêu dao du 逍遙遊) kẻ mù không cách gì để dự xem vẻ văn hoa.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Mù: 瞽者 Người mù (đui);
② Nhạc quan thời xưa (vốn là những người mù).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mù mắt — Mù quáng. trái lẽ — Nhạc công thời xưa.

Từ ghép 2