Có 1 kết quả:

biêm
Âm Hán Việt: biêm
Tổng nét: 9
Bộ: thạch 石 (+4 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: 一ノ丨フ一ノ丶フ丶
Thương Hiệt: MRHIO (一口竹戈人)
Unicode: U+782D
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: thấp
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: thấp

Âm đọc khác

Âm Pinyin: biān ㄅㄧㄢ
Âm Nôm: bàm, bẳm, biêm, biìm, bìm, bơm
Âm Nhật (onyomi): ヘン (hen)
Âm Nhật (kunyomi): いしばり (ishibari)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: bin1

Tự hình 2

Dị thể 4

Một số bài thơ có sử dụng

1/1

biêm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái kim bằng đá

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Kim bằng đá, ngày xưa dùng để chữa bệnh.
2. (Động) Dùng kim bằng đá châm vào các huyệt đạo để chữa bệnh.
3. (Động) Chữa trị, răn dạy. ◇Hàn Dũ 韓愈: “Hựu như tâm trung tật, Châm thạch phi sở biêm” 又如心中疾, 針石非所砭 (Hỉ Hầu Hỉ chí tặng Trương Tịch Trương Triệt 江南西道) Lại như bệnh trong lòng, Kim đá không chữa trị được.
4. (Động) Đâm, chích làm cho đau buốt. ◇Âu Dương Tu 歐陽修: “Kì khí lật liệt, biêm nhân cơ cốt” 其氣慄冽, 砭人肌骨 (Thu thanh phú 秋聲賦) Hơi thu lạnh run, chích buốt xương thịt người ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái kim bằng đá. Ngày xưa có một khoa chữa bệnh, dùng kim đá tiêm vào da thịt gọi là biêm. Nay mượn dùng làm lời nói bóng về sự khuyên ngăn điều lầm lỗi nhau, như châm biêm 針砭 can ngăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kim đá (miếng đá nhọn dùng để châm cứu);
② Lể, châm (phương pháp chữa bệnh bằng miếng đá nhọn thời xưa). (Ngr) Buốt (như kim châm): 冷風砭骨 Gió lạnh buốt xương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phiến đá mài nhọn như cái kim — Lấy đầu đá nhọn mà khêu để chữa bệnh. Cũng nói Biêm cứu, hoặc châm cứu — Chỉ sự can răn điều lỗi.

Từ ghép 1