Có 2 kết quả:

thamđam
Âm Hán Việt: tham, đam
Tổng nét: 11
Bộ: nhĩ 耳 (+5 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: 一丨丨一一一丨フ丨一一
Thương Hiệt: SJGB (尸十土月)
Unicode: U+8043
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: thấp
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: thấp

Âm đọc khác

Âm Pinyin: dān ㄉㄢ
Âm Nôm: đam
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: daam1

Tự hình 2

Dị thể 8

1/2

tham

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Tham 耼.

đam

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mê mải, đắm đuối

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mê đắm, trầm mê. § Thông “đam” 耽. ◇Liệt Tử 列子: “Phương kì đam vu sắc dã, bính thân nật, tuyệt giao du” 方其聃于色也, 屏親昵,絕交遊 (Dương Chu 楊朱) Khi ông ta mê đắm vào nữ sắc rồi thì đuổi hết những người thân gần, đoạn tuyệt với bạn bè.
2. (Tính) Có vành tai to và thõng xuống. ◇Tô Thức 蘇軾: “Đam nhĩ chúc kiên” 聃耳屬肩 (Bổ thiền nguyệt la hán tán 補禪月羅漢贊) Tai có vành to thõng tới vai.
3. (Danh) Tên tự của Lão Tử 老子 Lí Nhĩ 李耳. § Cũng gọi là “Lão Đam” 老聃.

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ đam 耽.
② Lão Ðam 老聃 tức Lão Tử 老子.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tai vẹt (không có vành);
② [Dan] Tên gọi khác của Lão Tử (nhà triết học Trung Quốc, khoảng thế kỉ 6 trước CN).

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem 耼.