Có 1 kết quả:

huân
Âm Hán Việt: huân
Tổng nét: 12
Bộ: thảo 艸 (+9 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: 一丨丨丶フ一丨フ一一一丨
Thương Hiệt: TBJJ (廿月十十)
Unicode: U+8477
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: thấp
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: trung bình

Âm đọc khác

Âm Pinyin: hūn ㄏㄨㄣ, xūn ㄒㄩㄣ
Âm Nôm: hôi, huân
Âm Nhật (onyomi): クン (kun)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: fan1

Tự hình 2

Dị thể 2

Một số bài thơ có sử dụng

1/1

huân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thức cay, rau hăng (như hành, hẹ, tỏi,...)
2. đĩa thịt
3. ăn mặn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thức cay, hăng. ◎Như: hành, hẹ, tỏi, v.v..
2. (Danh) Món ăn mặn (gà, vịt, cá, thịt, v.v.). Đối lại với “tố” 素 món ăn chay. ◎Như: “cật huân bất cật tố” 吃葷不吃素 ăn mặn không ăn chay. ◇Thủy hử truyện 水滸傳: “Sư phụ thỉnh khiết ta vãn phạn, bất tri khẳng khiết huân tinh dã bất?” 師父請喫些晚飯, 不知肯喫葷腥也不? (Đệ ngũ hồi) Mời sư phụ dùng cơm chiều, chẳng hay có ăn mặn được không?

Từ điển Thiều Chửu

① Thức cay, rau hăng, như hành, hẹ, tỏi đều gọi là huân.
② Tục gọi ăn mặn là huân 葷, ăn chay là tố 素.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mặn, ăn mặn: 吃葷不吃素 Ăn mặn không ăn chay;
② Loại thức ăn có chất cay nồng như hành, hẹ, tỏi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rau có mùi hôi — Món ăn có thịt. Ăn mặn.