Có 2 kết quả:

điếnđiển
Âm Hán Việt: điến, điển
Tổng nét: 16
Bộ: diện 面 (+7 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: 一ノ丨フ丨丨一一一丨フ一一一ノフ
Thương Hiệt: MWBUU (一田月山山)
Unicode: U+9766
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất thấp
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: trung bình

Âm đọc khác

Âm Pinyin: miǎn ㄇㄧㄢˇ, tiǎn ㄊㄧㄢˇ
Âm Nhật (onyomi): テン (ten)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: min5, tin2

Tự hình 2

Dị thể 10

Chữ gần giống 3

1/2

điến

phồn thể

Từ điển phổ thông

bẽn lẽn, thẹn thùng, e thẹn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Bẽn lẽn, thẹn thùng. ◇Thi Kinh 詩 經: “Hữu điến diện mục” 有靦面目 (Tiểu nhã 小雅, Hà nhân tư 何人斯) Vẻ mặt có vẻ thẹn thùng.
2. (Động) Hổ thẹn.
3. (Động) Không biết xấu hổ, trơ trẽn. ◇Trung Quốc cận đại sử tư liệu tùng san 中國近代史資料叢刊: “Tha thị hà nhân, cảm điến xưng đế giả hồ?” 他是何人, 敢靦稱帝者乎 (Thái bình thiên quốc 太平天國, Thái bình chiếu thư 太平詔書) Hắn là người nào, sao dám trơ trẽn xưng làm vua vậy?

Từ điển Thiều Chửu

① Bẽn lẽn, tả cái dáng mặt thẹn thùng. Như Kinh Thi 詩經 nói hữu điến diện mục 有靦面目 có vẻ thẹn thùng.

điển

phồn thể

Từ điển phổ thông

bẽn lẽn, thẹn thùng, e thẹn

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① E thẹn;
② Trơ: 靦着臉 Trơ mặt ra.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gặp mặt, thấy mặt — Xấu hổ — Cũng đọc Điện.