Có 10 kết quả:

両 lưỡng两 lưỡng俩 lưỡng倆 lưỡng兩 lưỡng緉 lưỡng蜽 lưỡng裲 lưỡng魉 lưỡng魎 lưỡng

1/10

lưỡng [lượng, lạng]

U+4E21, tổng 6 nét, bộ nhất 一 (+5 nét)
phồn thể, tượng hình

Từ điển phổ thông

hai, 2

Từ điển trích dẫn

1. Tục dùng như chữ .

Tự hình 1

Dị thể 1

Bình luận 0

lưỡng [lượng, lạng]

U+4E24, tổng 7 nét, bộ nhất 一 (+6 nét)
giản thể, tượng hình

Từ điển phổ thông

hai, 2

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tục dùng như chữ . ◇Trần Nhân Tông : “Xuân nhập mai hoa chỉ lưỡng tam” (Họa Kiều Nguyên Lãng vận ) Vào xuân, hoa mai chỉ mới hai ba bông.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hai (số đếm): Hai cuốn sách; Đi hai chân (ví cách làm việc theo hai cách cùng lúc);
② Đôi bên, cùng lúc hai bên, lưỡng: Đôi bên cùng có lợi, lưỡng lợi; Đôi bên đều bằng lòng; Mắt không thể trông cùng lúc hai bên mà sáng được (Tuân tử: Khuyến học). lưỡng lưỡng [liăng liăng] (văn) Hai bên cùng: Bọn cướp do vậy hai bên cùng nhìn nhau (Hậu Hán thư: Độc Hành liệt truyện);
③ Vài, mấy, đôi chút: Qua mấy (vài) hôm nữa sẽ hay; Nó có đôi chút tài ba đấy; Tôi nói với anh đôi lời;
④ Lạng (lượng). a. Một phần mười sáu cân cũ của Trung Quốc: Kẻ tám lượng, người nửa cân; b. Một phần mười cân mới của Trung Quốc: Hai lạng đường.

Tự hình 2

Dị thể 5

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

lưỡng

U+4FE9, tổng 9 nét, bộ nhân 人 (+7 nét)
giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

tài, khéo

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

(khn) ① Hai (người), đôi: Hai chúng mình, đôi ta; Hai anh (chị);
② Chút ít, vài ba: Có chút ít tiền; Chỉ có vài ba người thế này. Xem [liăng].

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [jìliăng]. Xem [liă].

Tự hình 2

Dị thể 1

Từ ghép 1

Bình luận 0

lưỡng

U+5006, tổng 10 nét, bộ nhân 人 (+8 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

tài, khéo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đôi, hai. ◎Như: “nhĩ môn lưỡng” hai anh (chị).
2. (Danh) Chút ít, vài ba. ◎Như: “hữu lưỡng tiền nhi” có chút ít tiền.

Từ điển Thiều Chửu

① Kĩ lưỡng tài khéo, như kĩ lưỡng dĩ cùng không còn tài khéo gì nữa.

Từ điển Trần Văn Chánh

(khn) ① Hai (người), đôi: Hai chúng mình, đôi ta; Hai anh (chị);
② Chút ít, vài ba: Có chút ít tiền; Chỉ có vài ba người thế này. Xem [liăng].

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [jìliăng]. Xem [liă].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một cặp, một đôi — Xem Kĩ lưỡng. Vần Kĩ.

Tự hình 1

Dị thể 3

Từ ghép 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

lưỡng [lượng, lạng]

U+5169, tổng 8 nét, bộ nhập 入 (+6 nét)
phồn thể, tượng hình

Từ điển phổ thông

hai, 2

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hai, đôi, cặp. ◎Như: “lưỡng bổn thư” hai cuốn sách, “lưỡng tỉ muội” đôi chị em. ◇Lí Bạch : “Đồng cư Trường Can lí, Lưỡng tiểu vô hiềm sai” , (Trường Can hành ) Cùng ở Trường Can, Đôi trẻ (ngây thơ) không có gì ngờ vực nhau.
2. (Phó) Đôi bên cùng lúc. ◎Như: “lưỡng lợi” (hai bên) cùng có lợi. ◇Tuân Tử : “Mục bất năng lưỡng thị nhi minh, nhĩ bất năng lưỡng thính nhi thông” , (Khuyến học ) Mắt không thể cùng nhìn hai bên mà trông rõ, tai không thể cùng nghe hai điều mà hiểu thông.
3. (Tính) Vài, mấy, đôi. ◎Như: “quá lưỡng thiên tái khán khán” để mấy hôm nữa rồi coi.
4. Một âm là “lượng”. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị trọng lượng: (a) Lạng, bằng một phần mười sáu cân cũ. ◎Như: “bán cân bát lượng” nửa cân tám lượng (hai bên lực lượng tương đương). (b) Lạng, bằng một phần mười cân mới. (2) Đơn vị dùng cho cỗ xe. § Thông “lượng” . ◇Thư Kinh : “Nhung xa tam bách lượng” (Mục thệ , Tự ) Xe binh ba trăm cỗ.

Từ điển Thiều Chửu

① Hai, đôi.
② Một âm là lạng. Cỗ xe. Một đôi giầy cũng gọi là nhất lạng .
③ Lạng, cân ta, mười đồng cân gọi là một lạng, mười sáu lạng là một cân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hai (số đếm): Hai cuốn sách; Đi hai chân (ví cách làm việc theo hai cách cùng lúc);
② Đôi bên, cùng lúc hai bên, lưỡng: Đôi bên cùng có lợi, lưỡng lợi; Đôi bên đều bằng lòng; Mắt không thể trông cùng lúc hai bên mà sáng được (Tuân tử: Khuyến học). lưỡng lưỡng [liăng liăng] (văn) Hai bên cùng: Bọn cướp do vậy hai bên cùng nhìn nhau (Hậu Hán thư: Độc Hành liệt truyện);
③ Vài, mấy, đôi chút: Qua mấy (vài) hôm nữa sẽ hay; Nó có đôi chút tài ba đấy; Tôi nói với anh đôi lời;
④ Lạng (lượng). a. Một phần mười sáu cân cũ của Trung Quốc: Kẻ tám lượng, người nửa cân; b. Một phần mười cân mới của Trung Quốc: Hai lạng đường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Số hai — Một cặp, một đôi — Một âm là Lượng. Xem Lượng.

Tự hình 4

Dị thể 6

Chữ gần giống 1

Từ ghép 17

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

lưỡng

U+7DC9, tổng 14 nét, bộ mịch 糸 (+8 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

một đôi giày

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dây chắp đôi. § Cũng gọi là “mặc” .
2. (Danh) Lượng từ: đơn vị ngày xưa chỉ một đôi giày. ◇Lục Du : “Nhất lưỡng thảo hài, Đáo xứ hành cước” (Quảng Tuệ pháp sư tán ) Một đôi giày cỏ, Khắp nơi hành cước.

Từ điển Thiều Chửu

① Một đôi giầy.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Một đôi giày.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một đôi xép — Một đôi, một cặp.

Tự hình 2

Dị thể 2

Bình luận 0

lưỡng [lượng]

U+873D, tổng 14 nét, bộ trùng 虫 (+8 nét)
phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Võng lưỡng : Chỉ chung cho các tài nguyên của rừng núi, như gỗ, đá, v.v….

Tự hình 2

Dị thể 2

Bình luận 0

lưỡng

U+88F2, tổng 13 nét, bộ y 衣 (+8 nét)
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: lưỡng đương )

Từ điển Trần Văn Chánh

lưỡng đương [liăngdang] Loại áo thời xưa chỉ có phần ngực và lưng (tương tự như áo may-ô ngày nay).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái áo không tay, chỉ có hai phần che được trước ngực và sau lưng. Cũng gọi là Lưỡng đương .

Tự hình 1

Dị thể 1

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

lưỡng [lượng]

U+9B49, tổng 16 nét, bộ quỷ 鬼 (+7 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển Trần Văn Chánh

Một giống yêu quái: Một giống yêu quái ở gỗ đá.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Tự hình 2

Dị thể 3

Bình luận 0