Có 14 kết quả:

俁 ngu喁 ngu噳 ngu娛 ngu娯 ngu娱 ngu嵎 ngu愚 ngu湡 ngu澞 ngu禺 ngu虞 ngu麌 ngu齵 ngu

1/14

ngu []

U+4FC1, tổng 9 nét, bộ nhân 人 (+7 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

To lớn — Tốt đẹp.

Tự hình 1

Dị thể 4

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

ngu [ngung, vu]

U+5581, tổng 12 nét, bộ khẩu 口 (+9 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cá ló khỏi mặt nước để thở. ◇Hàn Thi ngoại truyện : “Thủy trọc tắc ngư ngung, lệnh hà tắc dân loạn” , (Quyển nhất ) Nước đục thì cá ló khỏi mặt nước để thở, lệnh khắc nghiệt thì dân làm loạn.
2. (Tính) “Ngung ngung” mọi người đều hướng theo, cùng ngưỡng vọng.
3. Một âm là “ngu”. (Danh) Tiếng nhịp, tiếng ứng theo. ◇Trang Tử : “Tiền giả xướng hu nhi tùy giả xướng ngu” (Tề vật luận ) Cái trước kêu tiếng "hu" thì cái sau nhịp tiếng "ngu".
4. (Danh) “Ngu ngu” tiếng thì thầm. ◇Liêu trai chí dị : “Văn xá bắc ngu ngu, như hữu gia khẩu” , (Niếp Tiểu Thiến ) Nghe phía bắc có tiếng thì thầm, như có người ở.

Từ điển Thiều Chửu

① Môi cá dẩu lên. Vì thế nên mọi người cùng trông mong mến nhớ gọi là ngung ngung . Cũng đọc là vu .
② Một âm là ngu. Tiếng nhịp (tiếng ứng nhịp lại).

Từ điển Trần Văn Chánh

Tiếng ứng nhịp lại. ngu ngu [yuýú] (văn) Nói thầm: Thầm thì to nhỏ.

Tự hình 2

Dị thể 1

Bình luận 0

ngu

U+5673, tổng 16 nét, bộ khẩu 口 (+13 nét)

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thú vật tụ thành bầy đông đảo. Td: Ngu ngu ( đông đảo từng bầy từng lũ ).

Tự hình 2

Dị thể 1

Chữ gần giống 2

Bình luận 0

ngu

U+5A1B, tổng 10 nét, bộ nữ 女 (+7 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

vui vẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vui. ◎Như: “ngu lạc” vui sướng.
2. (Danh) Niềm vui, sự thú vị. ◇Vương Hi Chi : “Túc dĩ cực thị thính chi ngu, tín khả lạc dã” , (Lan Đình thi tự ) Đủ để hưởng hết cái thú của tai mắt, thực là vui vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Vui.

Từ điển Trần Văn Chánh

Vui, làm vui, giải trí, tiêu khiển: Vui sướng, vui thích; Những điều vui tai vui mắt.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui thích. Sung sướng.

Tự hình 3

Dị thể 2

Chữ gần giống 1

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

ngu

U+5A2F, tổng 10 nét, bộ nữ 女 (+7 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

vui vẻ

Tự hình 1

Dị thể 1

Bình luận 0

ngu

U+5A31, tổng 10 nét, bộ nữ 女 (+7 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

vui vẻ

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Vui, làm vui, giải trí, tiêu khiển: Vui sướng, vui thích; Những điều vui tai vui mắt.

Tự hình 2

Dị thể 2

Từ ghép 1

Bình luận 0

ngu [ngung]

U+5D4E, tổng 12 nét, bộ sơn 山 (+9 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

hẻm núi, chỗ núi hiểm trở

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ núi cong, góc núi. § Tựa chỗ hiểm yếu mà giữ gọi là “phụ ngu” .
2. (Danh) Nơi xa xôi hẻo lánh. § Thông “ngung” .
3. § Ta quen đọc là “ngung”.

Từ điển Thiều Chửu

① Chỗ núi cong (góc núi), tựa chỗ hiểm mà giữ gọi là phụ ngu . Ta quen đọc là chữ ngung.

Từ điển Trần Văn Chánh

Chỗ núi cong, góc núi: Tựa vào góc núi (chỗ hiểm trở) để giữ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ dãy núi bẻ quặt. Góc núi.

Tự hình 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

ngu

U+611A, tổng 13 nét, bộ tâm 心 (+9 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

ngu đần

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Dốt nát, ngu muội, không thông minh. ◎Như: “ngu si” dốt nát mê muội. ◇Luận Ngữ : “Ngô dữ Hồi ngôn chung nhật, bất vi, như ngu” , , (Vi chánh ) Ta với Nhan Hồi nói chuyện suốt ngày, không thấy anh ấy vặn hỏi gì cả, tưởng như ngu đần vậy.
2. (Tính) Đôn hậu, thật thà.
3. (Tính) Dùng làm lời nói khiêm (về ý kiến, điều lo nghĩ... của mình). ◎Như: “ngu ý” như ý ngu dốt này. ◇Hán Thư : “Cảm bất lược trần ngu nhi trữ tình tố” (Vương Bao truyện ).
4. (Danh) Người ngu dốt. ◇Luận Ngữ : “Cổ chi ngu dã trực, kim chi ngu dã trá nhi dĩ hĩ” , (Dương Hóa ) Đời xưa người ngu thì ngay thẳng, nay người ngu thì chỉ dối trá thôi.
5. (Danh) Tiếng tự xưng (khiêm từ). ◇Tam Quốc : “Ngu dĩ vi cung trung chi sự, sự vô đại tiểu, tất dĩ tư chi, nhiên hậu thi hành, tất năng bì bổ khuyết lậu, hữu sở quảng ích” , , , , , (Gia Cát Lượng , Tiền xuất sư biểu ) Tôi trộm nghĩ những việc trong cung, bất kì lớn nhỏ, đều nên hỏi ý các ông ấy (Quách Du Chi, Phí Y, v.v.) rồi sau mới thi hành thì có thể bồi bổ được chỗ thiếu sót mà thu được ích lợi lớn.
6. (Động) Lừa dối. ◎Như: “ngu lộng” lừa gạt người. ◇Tôn Tử : “Năng ngu sĩ tốt chi nhĩ mục, sử chi vô tri” , 使 (Cửu địa ) Phải biết đánh lừa tai mắt quân lính, làm cho họ không biết.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngu dốt.
② Lừa dối. Như ngu lộng lừa gạt người.
③ Lời nói khiêm. Như ngu án kẻ ngu si này xét, ngu ý như ý kẻ ngu dốt này.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngu dốt, ngu muội: Người ngu dốt;
② Lừa bịp: Bị người ta lừa bịp;
③ (khiêm) Kẻ ngu này, tôi: Theo thiển ý (thiển kiến) của tôi; Theo sự xét đoán của kẻ ngu này (của tôi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầu óc tối tăm, đần độn. Ca dao Việt Nam có câu: » Rồng vàng tắm nước ao tù, người khôn ở với người ngu bực mình « — Tiếng khiêm nhường khi nói về mình. Td: Ngu huynh ( người anh đần độn này ).

Tự hình 4

Từ ghép 14

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

ngu

U+6E61, tổng 12 nét, bộ thuỷ 水 (+9 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên sông, tức Ngu thuỷ, phát nguyên từ tỉnh Sơn Tây Trung Hoa.

Tự hình 4

Bình luận 0

ngu

U+6F9E, tổng 16 nét, bộ thuỷ 水 (+13 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khoé mắt ướt.

Tự hình 1

Chữ gần giống 3

Bình luận 0

ngu [ngung, ngẫu, ngụ]

U+79BA, tổng 9 nét, bộ nhụ 禸 (+5 nét)
phồn & giản thể, tượng hình

Từ điển phổ thông

1. đất Ngu
2. vùng đất 10 dặm bằng 1 ngu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một giống vượn đuôi dài.
2. (Danh) Khu vực.
3. (Danh) Ban ngày lúc gần trưa.
4. (Danh) Tên núi, ở tỉnh Chiết Giang.
5. (Danh) Chữ dùng đặt tên đất. ◎Như: “Phiên Ngu” .
6. (Tính) Ngu dốt. § Thông “ngu” .
7. Một âm là “ngẫu”. (Danh) Hai, cặp. § Dạng cổ của “ngẫu” .
8. (Danh) Pho tượng.

Từ điển Thiều Chửu

① Tên núi, tên đất.
② Khu, mỗi khu mười dặm là một ngu.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Một loài khỉ ghi chép trong sách cổ;
② Khu rộng mười dặm;
③ [Yú] Núi Ngu (ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vùng đất, khu đất — Các âm khác là Ngụ, Ngung.

Tự hình 3

Dị thể 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

ngu

U+865E, tổng 13 nét, bộ hô 虍 (+7 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. dự liệu, tính toán trước
2. yên vui
3. họ Ngu, nước Ngu, đời nhà Ngu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dự liệu, ước đoán. ◇Tân Đường Thư : “Lỗ bất ngu quân chí, nhân đại hội” , (Lí Tự Nghiệp truyện ) Lỗ không dự liệu quân đến, do đó bị thua vỡ lở.
2. (Động) Lo lắng, ưu lự. ◎Như: “tại tại khả ngu” đâu đâu cũng đáng lo cả. ◇Tam quốc diễn nghĩa : “Thiên vận hợp hồi, thừa tướng thiên hồi Trường An, phương khả vô ngu” , , (Đệ lục hồi) Vận trời xoay vần, nay thừa tướng thiên đô về Trường An, mới khỏi lo được.
3. (Động) Nghi ngờ. ◇Thi Kinh : “Vô nhị vô ngu” (Lỗ tụng , Bí cung ) Chớ hai lòng chớ nghi ngờ.
4. (Động) Lừa gạt. ◎Như: “nhĩ ngu ngã trá” lừa phỉnh lẫn nhau. ◇Tả truyện : “Ngã vô nhĩ trá, nhĩ vô ngã ngu” , (Tuyên Công thập ngũ niên ) Tôi không dối gạt ông, ông không lừa phỉnh tôi.
5. (Danh) Nhà “Ngu” (trong khoảng 2697-2033 trước Tây lịch). Vua “Thuấn” , được vua “Nghiêu” trao ngôi vua, lập ra nhà “Ngu”.
6. (Danh) Nước “Ngu”, chỗ con cháu vua Thuấn ở. Nay thuộc tỉnh “Sơn Tây” 西.
7. (Danh) Tế “Ngu”, tế yên vị.
8. (Danh) Quan lại coi việc núi chằm.
9. (Danh) Họ “Ngu”.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðo đắn, dự liệu.
② Sự lo. Như tại tại khả ngu đâu đâu cũng đều đáng lo cả.
③ Yên vui.
④ Nhà Ngu (trong khoảng 2697-2033 trước Tây lịch). Vua Thuấn được vua Nghiêu trao ngôi vua gọi là nhà Ngu.
⑤ Nước Ngu, chỗ con cháu vua Thuấn ở.
⑥ Họ Ngu.
⑦ Tế Ngu, tế yên vị.
⑧ Lầm.
⑨ Quan lại coi việc núi chằm.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Dự đoán, dự liệu, ước đoán;
② Lo lắng: Không phải lo đói rét; Đâu đâu cũng đáng lo cả;
③ Lừa bịp: Lừa gạt dối trá nhau;
④ (văn) Tế ngu (tế yên vị);
⑤ (văn) Lầm;
⑥ (văn) Quan coi việc núi chằm;
⑦ [Yú] Nhà Ngu (tên triều đại do vua Thuấn dựng nên);
⑧ [Yú] Nước Ngu (đời Chu, Trung Quốc);
⑨ [Yú] (Họ) Ngu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tính toán sắp xếp — Yên vui — Khinh lờn — Trông ngóng — Lo lắng. Bài Chiến Tụng Tây hồ phú của Phạm Thái có câu: » Quét thành thị hết loài gai góc, bốn phương đều đội đức vô ngu « ( Vô ngu tức chỉ người dân không còn phải lo lắng gì ) — Ngu tức Hữu ngu, triều đại vua Thuấn ( 2255-2206 tr. Kỉ-nguyên ). Vua Thuấn rất có hiếu, mẹ mất sớm, cha vì nghe theo gì ghẻ nên thường bạc đãi vua Thuấn và cố hại nhiều lần nhưng vua Thuấn không chết. Tương truyền vua làm ruộng, trời giúp voi cày. Vua Nghiêu nghe là người hiền mới phế thái tử nhường ngôi lại cho ông và gả luôn hai người con gái là Nga Hoàng, Nữ Anh. Sau vua Thuấn nhường ngôi lại vua Võ. » Chúa Sánh Chúa Đường Ngu, tôi ví tôi Tắc Khiết « ( Sãi Vãi ) — Tên một triều đại cổ Trung Hoa, tức triều vua Thuấn, 2255 tới 2204 trước TL.

Tự hình 3

Dị thể 4

Chữ gần giống 1

Từ ghép 5

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

ngu [vy]

U+9E8C, tổng 18 nét, bộ lộc 鹿 (+7 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con hươu đực.
2. (Tính) Tụ tập đông đúc. ◇Thi Kinh : “Thú chi sở đồng, Ưu lộc ngu ngu” , 鹿 (Tiểu nhã , Cát nhật ) Chỗ các thú tụ họp, Hươu cái hươu đực đông đúc.

Từ điển Thiều Chửu

① Con khuân cái.
② Ngu ngu xúm xít. Tả cái hình trạng tụ đông đúc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Con khuân cái;
ngu ngu [yuýú] (văn) Tụ tập đông đúc, xúm xít.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con nai cái.

Tự hình 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

ngu

U+9F75, tổng 24 nét, bộ xỉ 齒 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Răng mọc khấp khểnh, không đều — So le, không đều. Cũng nói: Ngu sai .

Tự hình 2

Dị thể 2

Bình luận 0