Có 1 kết quả:

trượng
Âm Hán Việt: trượng
Tổng nét: 5
Bộ: nhân 人 (+3 nét)
Lục thư: hình thanh & hội ý
Hình thái:
Nét bút: ノ丨一ノ丶
Thương Hiệt: OJK (人十大)
Unicode: U+4ED7
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: zhàng ㄓㄤˋ
Âm Nôm: dượng, trượng
Âm Nhật (onyomi): ジョウ (jō), チョウ (chō)
Âm Nhật (kunyomi): つえ (tsue), つわもの (tsuwamono), まわり (mawari), よる (yoru)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: zoeng3, zoeng6

Tự hình 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

1/1

trượng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đồ binh khí
2. dựa vào

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Binh khí. ◎Như: “khai trượng” 開仗 đánh nhau, “nghi trượng” 儀仗 đồ binh hộ vệ cho quan ra ngoài. ◇Tân Đường Thư 新唐書: “Đại chiến, Vương Sư bất lợi, ủy trượng bôn” 大戰, 王師不利, 委仗奔 (Quách Tử Nghi truyện 郭子儀傳) Đánh lớn, Vương Sư bất lợi, quăng khí giới thua chạy.
2. (Danh) Trận đánh, chiến tranh, chiến sự. ◎Như: “thắng trượng” 勝仗 thắng trận, “bại trượng” 敗仗 thua trận.
3. (Động) Nhờ cậy, dựa vào. ◎Như: “ỷ trượng” 倚仗 nhờ vả thế lực. ◇Nguyễn Du 阮攸: “Nhất lộ hàn uy trượng tửu ôn” 一路寒威仗酒溫 (Quỷ Môn đạo trung 鬼門道中) Suốt con đường giá lạnh, nhờ rượu được ấm.
4. (Động) Cầm, nắm, chống, giơ. ◎Như: “trượng kì” 仗旗 cầm cờ. ◇Tây du kí 西遊記: “Nhất cá cá chấp kích huyền tiên, trì đao trượng kiếm” 一個個執戟懸鞭, 持刀仗劍 (Đệ tứ hồi) Người nào cũng dựng kích đeo roi, cầm đao nắm kiếm.

Từ điển Thiều Chửu

① Các thứ đồ binh khí. Hai bên đánh nhau gọi là khai trượng 開仗. quan sang ra ngoài có lính cầm đồ binh hộ vệ gọi là nghi trượng 儀仗.
② Cậy, nhờ vả thế lực của người gọi là ỷ trượng 倚仗.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Binh khí (nói chung);
② Giở ra, cầm (binh khí): 仗劍 Giở kiếm;
③ Chiến tranh, trận: 打仗 Đánh nhau, chiến tranh; 打勝仗 Thắng trận; 敗仗 Thua trận, bại trận; 這一仗打得很漂亮 Trận này đánh rất hay;
④ Dựa vào, nhờ vào, cậy: 要仗着大家的力量 Cần dựa vào sức của mọi người; 這全仗你了 Cái đó hoàn toàn nhờ vào anh cả; 仗主人的勢 Cậy thế của chủ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gậy để chống — Nhờ cậy. Ỷ lại vào — Chỉ chung đồ binh khí — Trận đánh giữa quân đội hai bên. Td: Đả trượng ( đánh trận ).

Từ ghép 12