Có 1 kết quả:

chưởng
Âm Hán Việt: chưởng
Tổng nét: 12
Bộ: thủ 手 (+8 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: 丨丶ノ丶フ丨フ一ノ一一丨
Thương Hiệt: FBRQ (火月口手)
Unicode: U+638C
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: zhǎng ㄓㄤˇ
Âm Nôm: chưởng
Âm Nhật (onyomi): ショウ (shō)
Âm Nhật (kunyomi): てのひら (tenohira), たなごころ (tanagokoro)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: zoeng2

Tự hình 3

Dị thể 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

1/1

chưởng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lòng bàn tay
2. tát, vả

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lòng bàn tay, bàn tay. ◎Như: “cổ chưởng” 鼓掌 vỗ tay, “dị như phản chưởng” 易如反掌 dễ như trở bàn tay.
2. (Danh) Bàn chân động vật. ◎Như: “hùng chưởng” 熊掌 chân gấu, “áp chưởng” 鴨掌 chân vịt.
3. (Danh) Lượng từ: chiêu số võ thuật. ◎Như: “hàng long thập bát chưởng” 降龍十八掌.
4. (Danh) Đế giày. ◎Như: “đinh nhất khối chưởng nhi” 釘一塊掌兒 đóng đế giày.
5. (Danh) Họ “Chưởng”.
6. (Động) Cầm (đồ vật), quản lí, chủ trì, nắm giữ (quyền hành, chức vụ, v.v.). ◎Như: “chưởng đà” 掌舵 cầm lái (thuyền), “chưởng ấn” 掌印 giữ ấn tín (chức quan), “chưởng ác binh quyền” 掌握兵權 nắm giữ binh quyền. § Cũng chỉ người nắm giữ.
7. (Động) Vả, tát. ◎Như: “chưởng chủy” 掌嘴 vả miệng.
8. (Động) Thêm (tiếng địa phương bắc Trung Quốc). ◎Như: “kí đắc chưởng điểm nhi diêm đáo thang lí” 記得掌點兒鹽到湯裡 nhớ thêm chút muối vô canh.

Từ điển Thiều Chửu

① Lòng bàn tay, quyền ở trong tay gọi là chưởng ác chi trung 掌握之中.
② Chức giữ, như chưởng ấn 掌印 chức quan giữ ấn.
③ Bàn chân giống động vật cũng gọi là chưởng.
④ Vả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tay, (lòng) bàn tay: 易如反掌 Dễ như trở bàn tay; 鼓掌 Vỗ tay;
② Tát, vả: 掌嘴 Vả miệng;
③ Chấp chưởng, chưởng quản, chủ quản, nắm giữ, cầm: 掌兵權 Nắm binh quyền. (Ngr) Chức vụ nắm giữ, chức vụ phụ trách: 掌印 Chức quan giữ ấn;
④ (văn) Cầm giữ, nhịn, nín: 掌不住笑 Không nhịn được cười;
⑤ Bàn (chân), chân (của động vật): 腳掌子 Bàn chân; 鴨掌 Chân vịt;
⑥ (đph) Đóng (đế giày): 掌鞋底 Đóng đế giày;
⑦ Đế (giày): 前掌兒 Đế giày đằng trước; 後掌兒 Đế giày đằng sau (gót giầy);
⑧ [Zhăng] (Họ) Chưởng.

Từ ghép 36