Có 1 kết quả:

phúc
Âm Hán Việt: phúc
Tổng nét: 13
Bộ: kỳ 示 (+9 nét)
Lục thư: hình thanh & hội ý
Hình thái:
Nét bút: 丶フ丨丶一丨フ一丨フ一丨一
Thương Hiệt: IFMRW (戈火一口田)
Unicode: U+798F
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: ㄈㄨˊ, ㄈㄨˋ
Âm Nôm: phúc, phước
Âm Nhật (onyomi): フク (fuku)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: fuk1

Tự hình 5

Dị thể 4

Chữ gần giống 4

1/1

phúc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phúc, may mắn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Những sự tốt lành (phú, quý, thọ khảo, khang kiện, v.v.). § Kinh Thi chia ra năm phúc: (1) Giàu 富 (2) Yên lành 安寧 (3) Sống lâu 壽 (4) Có đức tốt 攸好德 (5) Vui hết tuổi trời 考終命. ◎Như: “hưởng phúc” 享福 hưởng hạnh phúc, “tạo phúc nhân quần” 造福人群 tạo nên hạnh phúc cho loài người.
2. (Danh) Số may, cơ hội. ◎Như: “khẩu phúc” 口福 số được ăn uống thức ngon, “nhãn phúc” 眼福 số được xem ngắm cái đẹp, “nhĩ phúc” 耳福 số được nghe âm nhạc hay.
3. (Danh) Lợi ích.
4. (Danh) Rượu thịt dùng việc tế lễ.
5. (Danh) Một phép lễ thời xưa, phụ nữ đặt tay sau lưng, nắm lại để kính lạy gọi là “phúc” 福. § Cũng gọi là “vạn phúc” 萬福.
6. (Danh) Chỉ “Phúc Kiến” 福建.
7. (Danh) Họ “Phúc”.
8. (Động) Ban phúc, tạo phúc, giúp đỡ. ◇Tả truyện 左傳: “Tiểu tín vị phu, thần phất phúc dã” 小信未孚, 神弗福也 (Trang Công thập niên 莊公十年) Làm ra vẻ thành thật bề ngoài chưa làm người tin phục, thần linh chẳng trợ giúp vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Phúc, những sự tốt lành đều gọi là phúc. Kinh Thi chia ra năm phúc: (1) Giàu 富 (2) Yên lành 安寧 (3) Thọ 壽 (4) Có đức tốt 攸好德 (5) Vui hết tuổi trời 考終命.
② Giúp.
③ Thịt phần tế.
④ Rượu tế còn thừa.
⑤ Vén vạt áo (lối đàn bà lạy).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hạnh phúc, phúc: 福利 Phúc lợi; 享福 Hưởng hạnh phúc; 造福人類 Mang lại hạnh phúc cho loài người;
② (văn) Thịt phần tế;
③ (văn) Rượu tế còn thừa;
④ (văn) Giúp;
⑤ (văn) Vén vạt áo (lối lạy của đàn bà thời xưa);
⑥ [Fú] (Họ) Phúc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều may mắn được hưởng trong đời. Đoạn trường tân thanh có câu: » Kiếp tu xưa ví chưa dày, phúc nào nhắc được giá này cho ngang « — Việc tốt lành — Cũng đọc Phước.

Từ ghép 39