Có 1 kết quả:

phương
Âm Hán Việt: phương
Tổng nét: 7
Bộ: thảo 艸 (+4 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: 一丨丨丶一フノ
Thương Hiệt: TYHS (廿卜竹尸)
Unicode: U+82B3
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: fāng ㄈㄤ
Âm Nôm: phương
Âm Nhật (onyomi): ホウ (hō)
Âm Nhật (kunyomi): かんば.しい (kan ba.shii)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: fong1

Tự hình 4

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

1/1

phương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thơm ngát

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mùi thơm của cỏ hoa. ◇Vũ Đế 武帝: “Lan hữu tú hề cúc hữu phương, hoài giai nhân hề bất năng vong” 蘭有秀兮菊有芳, 懷佳人兮不能忘 (Thu phong từ 秋風辭) Lan có hoa hề cúc có hương, mong nhớ người đẹp hề làm sao quên được.
2. (Danh) Cỏ thơm, cỏ hoa. ◇Bạch Cư Dị 白居易: “Viễn phương xâm cổ đạo, Tình thúy liên hoang thành” 遠芳侵古道, 晴翠連荒城 (Phú đắc cổ nguyên thảo tống biệt 賦得古原草送別) Hoa cỏ xa lấn đường xưa, Màu xanh biếc trong sáng liền tiếp thành hoang.
3. (Danh) Tỉ dụ đức hạnh, danh dự, tiếng tốt. ◎Như: “lưu phương bách thế” 流芳百世 để tiếng thơm trăm đời.
4. (Tính) Tiếng kính xưng người khác. ◎Như: “phương danh” 芳名 quý danh.
5. (Tính) Tốt, đẹp. ◎Như: “phương tư” 芳姿 dáng dấp xinh đẹp.

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ thơm. Như phương thảo 芳草 cỏ thơm. Nó rộng ra thì vật gì mùi thơm đều gọi là phương. Như phương danh 芳名 tiếng thơm.
② Ðức hạnh danh dự lưu truyền lại cũng gọi là phương. Như lưu phương bách thế 流芳百世 để tiếng thơm trăm đời.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cỏ thơm, thơm: 芳草 Cỏ thơm;
② Tiếng thơm (những điều tốt đẹp như đức hạnh, danh tiếng): 芳名 Phương danh, tiếng thơm; 流芳百世 Để tiếng thơm muôn đời;
③ [Fang] (Họ) Phương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cỏ thơm — Thơm tho — Phương cảo 芳稿: pho sách thơm tức là pho sách hay. » Kiểu thơm lần giở trước đèn « ( Kiều ) — Tiếng thơm. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Làm sao cho bách thế lưu phương, trước là sĩ sau là khanh tướng « ( Lưu phương là để lại tiếng thơm cho đời sau ).

Từ ghép 20