Có 2 kết quả:
tĩnh • tịnh
Tổng nét: 16
Bộ: thanh 青 (+8 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái: ⿰青爭
Nét bút: 一一丨一丨フ一一ノ丶丶ノフ一一丨
Thương Hiệt: QBBSD (手月月尸木)
Unicode: U+975C
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao
Âm đọc khác
Âm Pinyin: jìng ㄐㄧㄥˋ
Âm Nôm: tĩnh
Âm Nhật (onyomi): セイ (sei), ジョウ (jō)
Âm Nhật (kunyomi): しず- (shizu-), しず.か (shizu.ka), しず.まる (shizu.maru), しず.める (shizu.meru)
Âm Hàn: 정
Âm Quảng Đông: zing6
Âm Nôm: tĩnh
Âm Nhật (onyomi): セイ (sei), ジョウ (jō)
Âm Nhật (kunyomi): しず- (shizu-), しず.か (shizu.ka), しず.まる (shizu.maru), しず.める (shizu.meru)
Âm Hàn: 정
Âm Quảng Đông: zing6
Tự hình 4
Dị thể 2
Chữ gần giống 3
Một số bài thơ có sử dụng
• Dã toạ - 野坐 (Ngô Thế Lân)
• Dữ Cao Xá hữu nhân biệt hậu - 與高舍友人別後 (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
• Để Dương Châu đăng chu - 抵揚州登舟 (Lê Quý Đôn)
• Đông nhật ký Hợi Bạch Lĩnh Nam kỳ 2 - 冬日寄亥白嶺南其二 (Trương Vấn Đào)
• Hựu tác thử phụng Vệ vương - 又作此奉衛王 (Đỗ Phủ)
• Lâm giang tiên - Dạ quy Lâm Cao - 臨江仙-夜歸臨皋 (Tô Thức)
• Lộc trĩ thôn cư - 鹿峙村居 (Mạc Thiên Tích)
• Tạp thi kỳ 2 - 雜詩其二 (Đào Tiềm)
• Tín hành viễn tu thuỷ đồng - 信行遠修水筒 (Đỗ Phủ)
• Túc Oánh công thiền phòng văn phạn - 宿瑩公禪房聞梵 (Lý Kỳ)
• Dữ Cao Xá hữu nhân biệt hậu - 與高舍友人別後 (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
• Để Dương Châu đăng chu - 抵揚州登舟 (Lê Quý Đôn)
• Đông nhật ký Hợi Bạch Lĩnh Nam kỳ 2 - 冬日寄亥白嶺南其二 (Trương Vấn Đào)
• Hựu tác thử phụng Vệ vương - 又作此奉衛王 (Đỗ Phủ)
• Lâm giang tiên - Dạ quy Lâm Cao - 臨江仙-夜歸臨皋 (Tô Thức)
• Lộc trĩ thôn cư - 鹿峙村居 (Mạc Thiên Tích)
• Tạp thi kỳ 2 - 雜詩其二 (Đào Tiềm)
• Tín hành viễn tu thuỷ đồng - 信行遠修水筒 (Đỗ Phủ)
• Túc Oánh công thiền phòng văn phạn - 宿瑩公禪房聞梵 (Lý Kỳ)
Bình luận 0
phồn thể
Từ điển phổ thông
1. yên lặng
2. yên ổn
2. yên ổn
Từ điển trích dẫn
1. (Động) Giữ yên lặng, an định. § Đối lại với “động” 動. ◎Như: “thụ dục tĩnh nhi phong bất chỉ” 樹欲靜而風不止 cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. § Ghi chú: Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là “tĩnh”. Nhà Phật có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là “tĩnh”. Tống Nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép “chủ tĩnh” 主靜.
2. (Tính) Yên, không cử động. ◎Như: “phong bình lãng tĩnh” 風平浪靜 gió yên sóng lặng.
3. (Tính) Lặng, không tiếng động. ◎Như: “canh thâm dạ tĩnh” 更深夜靜 canh khuya đêm lặng. ◇Lục Thải 陸采: “Ngưu dương dĩ hạ san kính tĩnh” 牛羊已下山徑靜 (Hoài hương kí 懷香記) Bò và cừu đã xuống núi, lối nhỏ yên lặng.
4. (Tính) Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
5. (Tính) Trong trắng, trinh bạch, trinh tĩnh. ◇Thi Kinh 詩經: “Tĩnh nữ kì xu, Sĩ ngã ư thành ngung” 靜女其姝, 俟我於城隅 (Bội phong 邶風, Tĩnh nữ 靜女) Người con gái trinh tĩnh xinh đẹp, Đợi ta ở góc thành.
6. (Tính) Điềm đạm. ◇Đỗ Phủ 杜甫: “Thái hầu tĩnh giả ý hữu dư, Thanh dạ trí tửu lâm tiền trừ” 蔡侯靜者意有餘, 清夜置酒臨前除 (Tống Khổng Sào Phụ 送孔巢父) Quan hầu tước họ Thái, người điềm đạm, hàm nhiều ý tứ, Đêm thanh bày rượu ở hiên trước.
7. (Danh) Mưu, mưu tính.
8. (Danh) Họ “Tĩnh”.
9. (Phó) Lặng lẽ, yên lặng. ◇Hậu Hán Thư 後漢書: “Hạp môn tĩnh cư” 闔門靜居 (Đặng Vũ truyện 鄧禹傳) Đóng cửa ở yên.
10. Cũng viết là 静.
2. (Tính) Yên, không cử động. ◎Như: “phong bình lãng tĩnh” 風平浪靜 gió yên sóng lặng.
3. (Tính) Lặng, không tiếng động. ◎Như: “canh thâm dạ tĩnh” 更深夜靜 canh khuya đêm lặng. ◇Lục Thải 陸采: “Ngưu dương dĩ hạ san kính tĩnh” 牛羊已下山徑靜 (Hoài hương kí 懷香記) Bò và cừu đã xuống núi, lối nhỏ yên lặng.
4. (Tính) Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
5. (Tính) Trong trắng, trinh bạch, trinh tĩnh. ◇Thi Kinh 詩經: “Tĩnh nữ kì xu, Sĩ ngã ư thành ngung” 靜女其姝, 俟我於城隅 (Bội phong 邶風, Tĩnh nữ 靜女) Người con gái trinh tĩnh xinh đẹp, Đợi ta ở góc thành.
6. (Tính) Điềm đạm. ◇Đỗ Phủ 杜甫: “Thái hầu tĩnh giả ý hữu dư, Thanh dạ trí tửu lâm tiền trừ” 蔡侯靜者意有餘, 清夜置酒臨前除 (Tống Khổng Sào Phụ 送孔巢父) Quan hầu tước họ Thái, người điềm đạm, hàm nhiều ý tứ, Đêm thanh bày rượu ở hiên trước.
7. (Danh) Mưu, mưu tính.
8. (Danh) Họ “Tĩnh”.
9. (Phó) Lặng lẽ, yên lặng. ◇Hậu Hán Thư 後漢書: “Hạp môn tĩnh cư” 闔門靜居 (Đặng Vũ truyện 鄧禹傳) Đóng cửa ở yên.
10. Cũng viết là 静.
Từ điển Thiều Chửu
① Tĩnh 靜, trái lại với động 動. Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là tĩnh. Nhà Phật có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là tĩnh. Tống nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép chủ tĩnh 主靜.
② Yên tĩnh, không có tiếng động.
③ Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
④ Mưu.
⑤ Trinh tĩnh.
⑥ Thanh sạch.
⑦ Nói sức ra, nói văn sức.
② Yên tĩnh, không có tiếng động.
③ Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
④ Mưu.
⑤ Trinh tĩnh.
⑥ Thanh sạch.
⑦ Nói sức ra, nói văn sức.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: 安靜 Im lặng; 風平浪靜 Bể yên sóng lặng; 寧靜 Yên tĩnh; 靜謐 Tĩnh mịch; 是日風靜 Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); 天下乃靜 Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: 靜女其姝 Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hoà;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: 靜女其姝 Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hoà;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Yên lặng, không có tiếng động. Cũng là tiếng nhà Phật, chỉ tình trạng đã tự giải thoát được, yên lặng không còn gì. Truyện Hoa Tiên : » Rừng thiền cõi tĩnh là nhiều « — Yên ổn không có gì xảy ra.
Từ ghép 19
phồn thể
Từ điển Trần Văn Chánh
① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: 安靜 Im lặng; 風平浪靜 Bể yên sóng lặng; 寧靜 Yên tĩnh; 靜謐 Tĩnh mịch; 是日風靜 Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); 天下乃靜 Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: 靜女其姝 Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hoà;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: 靜女其姝 Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hoà;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.