Có 1 kết quả:

ngoan
Âm Hán Việt: ngoan
Tổng nét: 13
Bộ: hiệt 頁 (+4 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: 一一ノフ一ノ丨フ一一一ノ丶
Thương Hiệt: MUMBC (一山一月金)
Unicode: U+9811
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: kūn ㄎㄨㄣ, wán ㄨㄢˊ
Âm Nôm: ngoan
Âm Nhật (onyomi): ガン (gan)
Âm Nhật (kunyomi): かたく (kataku)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: waan4

Tự hình 3

Dị thể 2

Chữ gần giống 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

1/1

ngoan

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dốt nát, ngu xuẩn
2. ngoan cố, bảo thủ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ngu xuẩn, không biết gì cả. ◇Thư Kinh 書經: “Phụ ngoan, mẫu ngân, Tượng ngạo” 父頑, 母嚚, 象傲 (Nghiêu điển 堯典) Cha ngu xuẩn, mẹ đần độn, (em là) Tượng hỗn láo.
2. (Tính) Cố chấp, ương bướng. ◎Như: “ngoan ngạnh” 頑梗 bướng bỉnh, “ngoan cố” 頑固 ương ngạnh.
3. (Tính) Tham. ◇Mạnh Tử 孟子: “Cố văn Bá Di chi phong giả, ngoan phu liêm, nọa phu hữu lập chí” 故聞伯夷之風者, 頑夫廉, 懦夫有立志 (Vạn Chương hạ 萬章下) Cho nên nghe được tư cách của Bá Di, kẻ tham hóa liêm, người hèn yếu cũng lập chí.
4. (Tính) Nghịch ngợm, tinh nghịch. ◎Như: “ngoan đồng” 頑童 đứa trẻ tinh nghịch, ranh mãnh.
5. (Động) Chơi đùa. ◇Tây du kí 西遊記: “Nhất triêu thiên khí viêm nhiệt, dữ quần hầu tị thử, đô tại tùng âm chi hạ ngoan sái” 一朝天氣炎熱, 與群猴避暑, 都在松陰之下頑耍 (Đệ nhất hồi) Một hôm khí trời nóng nực, cùng bầy khỉ tránh nắng, nô đùa dưới bóng thông.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngu, ương, không biết gì mà lại làm càn gọi là ngoan.
② Tham. Như ngoan phu liêm 頑夫亷 kẻ tham hoá liêm.
③ Chơi đùa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dốt, ngu, đần: 愚頑 Ngu đần;
② Cố chấp, gàn, bướng bỉnh, cứng đầu cứng cổ, ngoan cố: 頑敵 Kẻ địch ngoan cố;
③ Tinh nghịch, nghịch ngợm: 頑童 Đứa trẻ tinh nghịch;
④ Như 玩 [wán] nghĩa ①.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

❶ Ngu dốt, đần độn — Xấu, không tốt lành — Tham lam — Chơi đùa — Trong Bạch thoại còn có nghĩa là cứng đầu, không chịu nghe ai. ❷ Ương ngạnh, không nên hiểu lầm với tiếng ngoan như ngoan ngoãn, khôn ngoan. » Quan rằng: Bây khéo gian ngoan, truyền đòi chứng tá tiếp bàng hỏi qua «. ( Trê Cóc ).

Từ ghép 13