Có 1 kết quả:

động
Âm Hán Việt: động
Tổng nét: 6
Bộ: lực 力 (+4 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: 一一フ丶フノ
Thương Hiệt: MIKS (一戈大尸)
Unicode: U+52A8
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: dòng ㄉㄨㄥˋ
Âm Nôm: động
Âm Quảng Đông: dung6

Tự hình 2

Dị thể 5

Bình luận 0

1/1

động

giản thể

Từ điển phổ thông

động đậy, cử động, hoạt động

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ 動.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Động, chuyển động, nổi, được: 流動 Lưu động; 風吹草動 Gió thổi cỏ lay. (Ngb) Hơi có động tĩnh; 你坐着別動 Anh cứ ngồi yên đừng động đậy; 這東西一個人拿不動 Cái này một người bưng không nổi;
② Cử chỉ, việc làm: 一舉一動 Mỗi cử chỉ và việc làm;
③ Dời, chuyển, di động: 搬動 Chuyển đi nơi khác; 挪動 Dời đi;
④ Đổi, thay: 這句話只要動一兩個字就順了 Câu này chỉ cần đổi một hai chữ thì xuôi thôi;
⑤ Nổi, xúc phạm: 動怒 Nổi giận, phát cáu; 動了公憤 Xúc phạm đến lòng căm phẫn của công chúng;
⑥ Cảm động, xúc động: 這出戲演得很動 人 Vở kịch này làm cho người xem rất cảm động;
⑦ (đph) Ăn, uống (thường dùng với ý phủ định): 這 病不宜動葷腥 Bệnh này không nên ăn thịt cá; 他向來不動牛肉 Anh ấy trước nay không ăn thịt bò;
⑧ Khởi động, bắt đầu (làm việc gì): 動工 Bắt đầu khởi công; 動筆 Bắt đầu viết;
⑨ (văn) Biến động, biến đổi: 君臣動色,左右相趨 Vua tôi biến sắc, tả hữu xua vào nhau (Hậu Hán thư);
⑩ (văn) Động một tí, thường, luôn: 又動慾慕古,不度 時宜 Lại thường muốn chuộng cổ, chẳng đo lường sự thích nghi theo thói đời (Hán thư).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như 動

Từ ghép 41