Có 1 kết quả:

chí
Âm Hán Việt: chí
Tổng nét: 7
Bộ: tâm 心 (+3 nét)
Lục thư: hình thanh & hội ý
Hình thái:
Nét bút: 一丨一丶フ丶丶
Thương Hiệt: GP (土心)
Unicode: U+5FD7
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: zhì ㄓˋ
Âm Nôm: chí
Âm Nhật (onyomi): シ (shi)
Âm Nhật (kunyomi): シリング (shirin gu), こころざ.す (kokoroza.su), こころざし (kokorozashi)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: zi3

Tự hình 5

Dị thể 6

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

1/1

chí

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ý chí, chí hướng
2. cân, đo, đong

Từ điển phổ thông

1. ghi chép
2. văn ký sự

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ý hướng, quyết tâm, nơi để tâm vào đấy. ◎Như: “hữu chí cánh thành” 有志竟成 có chí tất nên. ◇Luận Ngữ 論語: “Nhan Uyên, Tử Lộ thị. Tử viết: Hạp các ngôn nhĩ chí” 顏淵, 季路侍. 子曰: 盍各言爾志 (Công Dã Tràng 公冶長) Nhan Uyên, Quý Lộ theo hầu. Khổng Tử nói: Sao không nói chí hướng của các anh (cho ta nghe)?
2. (Danh) Mũi tên.
3. (Danh) Bài văn chép. ◎Như: “Tam quốc chí” 三國志, “địa phương chí” 地方志.
4. (Danh) Chuẩn đích.
5. (Danh) Họ “Chí”.
6. (Động) Ghi chép. § Cũng như “chí” 誌. ◇Tô Thức 蘇軾: “Đình dĩ vũ danh, chí hỉ dã” 亭以雨名, 志喜也 (Hỉ vủ đình kí 喜雨亭記) Đình đặt tên là Mưa, để ghi một việc mừng.
7. (Động) Ghi nhớ. ◎Như: “vĩnh chí bất vong” 永志不忘 ghi nhớ mãi không quên.
8. § Giản thể của chữ 誌.

Từ điển Thiều Chửu

① Chí, nơi để tâm vào đấy gọi là chí. Như hữu chí cánh thành 有志竟成 có chí tất nên. Người có khí tiết gọi là chí sĩ 志士 nghĩa là tâm có chủ trương, không có a dua theo đời vậy.
② Chuẩn đích.
③ Mũi tên.
④ Ghi chép, cũng như chữ chí 誌.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều mà lòng mình hướng tới. Cái ý muốn to lớn mạnh mẽ — Ý riêng, lòng riêng — Ghi chép, biên soạn.

Từ ghép 52