Có 1 kết quả:

ngộ
Âm Hán Việt: ngộ
Tổng nét: 10
Bộ: tâm 心 (+7 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: 丶丶丨一丨フ一丨フ一
Thương Hiệt: PMMR (心一一口)
Unicode: U+609F
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: ㄨˋ
Âm Nôm: ngộ
Âm Nhật (onyomi): ゴ (go)
Âm Nhật (kunyomi): さと.る (sato.ru)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: ng6

Tự hình 3

Dị thể 7

Chữ gần giống 4

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

1/1

ngộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hiểu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hiểu ra, vỡ lẽ. ◇Lỗ Tấn 魯迅: “Tha lập tức ngộ xuất tự kỉ chi sở dĩ lãnh lạc đích nguyên nhân liễu” 他立即悟出自己之所以冷落的原因了 (A Q chánh truyện 阿Q正傳) Y liền hiểu ra nguyên do tại sao cho nỗi lòng hiu quạnh của mình.
2. (Động) Khai mở tâm thức, làm cho không mê muội nữa, làm cho tỉnh. ◎Như: “hoảng nhiên đại ngộ” 恍然大悟 bỗng chợt bừng mở tâm thức.
3. (Danh) Họ “Ngộ”.

Từ điển Thiều Chửu

① Tỏ ngộ, biết. Trong lòng hiểu thấu gọi là ngộ, đọc sách hiểu được ý hay gọi là ngộ tính 悟性.
② Mở, bảo cho người biết tỉnh lại không mê muội nữa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngộ, tỉnh ngộ, giác ngộ: 執迷不悟 Mê muội mãi không tỉnh ngộ; 恍然大悟 Bỗng nhiên tỉnh ngộ, bừng tỉnh;
② (văn) Làm cho tỉnh ngộ, giác ngộ (người khác).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiểu ra — Tỉnh ra mà hiểu biết, đầu óc không còn tối tăm như trước. Td: Tỉnh ngộ. Giác ngộ.

Từ ghép 11