Có 1 kết quả:

sầu
Âm Hán Việt: sầu
Tổng nét: 13
Bộ: tâm 心 (+9 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: ノ一丨ノ丶丶ノノ丶丶フ丶丶
Thương Hiệt: HFP (竹火心)
Unicode: U+6101
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: chóu ㄔㄡˊ
Âm Nôm: ràu, rầu, sầu, xàu, xầu
Âm Nhật (onyomi): シュウ (shū)
Âm Nhật (kunyomi): うれ.える (ure.eru), うれ.い (ure.i)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: sau4

Tự hình 3

Dị thể 5

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

1/1

sầu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

buồn bã

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nỗi buồn lo, lòng đau thương. ◎Như: “li sầu” 離愁 nỗi buồn chia li, “hương sầu” 鄉愁 lòng buồn nhớ quê hương. ◇Đỗ Phủ 杜甫: “Khước khan thê tử sầu hà tại, Mạn quyển thi thư hỉ dục cuồng” 卻看妻子愁何在, 漫卷詩書喜欲狂 (Văn quan quân thu Hà Nam Hà Bắc 聞官軍收河南河北) Được thấy vợ con, buồn lo còn đâu nữa? Cuốn vội sách vở, vui mừng muốn điên cuồng.
2. (Động) Buồn lo, đau thương, ưu lự, bi thương. ◇Thôi Hiệu 崔顥: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị, Yên ba giang thượng sử nhân sầu” 日暮鄉關何處是, 煙波江上使人愁 (Hoàng hạc lâu 黄鶴樓) Trời tối, quê nhà nơi đâu? Trên sông khói sóng khiến người buồn. Tản Đà dịch thơ: Quê hương khuất bóng hoàng hôn, Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
3. (Tính) Buồn bã, thảm đạm. ◎Như: “sầu tự” 愁緒 mối buồn rầu, “sầu mi khổ kiểm” 愁眉苦臉 mặt mày buồn khổ, “sầu vân thảm vụ” 愁雲慘霧 mây mù thảm đạm.

Từ điển Thiều Chửu

① Sầu, lo, buồn thảm.
② Kêu thương, thảm đạm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Buồn, sầu, rầu, lo: 憂愁 Buồn rầu; 多愁善感 Đa sầu đa cảm; 不愁吃,不愁穿 Không phải lo ăn lo mặc; 莫愁前路無知己,天下誰人不識君 Đừng buồn trên con đường trước mặt không có người tri kỉ, trong thiên hạ ai là người chẳng biết đến anh (Cao Thích: Biệt Đổng Đại);
② (văn) Làm buồn rầu: 楊花愁殺渡江人 Hoa dương liễu làm buồn chết dạ người sang sông (Trịnh Cốc: Hoài thượng biệt hữu nhân);
③ Lo nghĩ, lo lắng;
④ Đau đớn, đau buồn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn rầu — Lo buồn — Buồn thảm. Đoạn trường tân thanh có câu: » Khúc đầu Tư Mã Phượng cầu, nghe ra như oán như sầu phải chăng «.

Từ ghép 45