Có 2 kết quả:

ámâm
Âm Hán Việt: ám, âm
Tổng nét: 13
Bộ: nhật 日 (+9 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: 丨フ一一丶一丶ノ一丨フ一一
Thương Hiệt: AYTA (日卜廿日)
Unicode: U+6697
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: àn ㄚㄋˋ
Âm Nôm: ám
Âm Nhật (onyomi): アン (an)
Âm Nhật (kunyomi): くら.い (kura.i), くら.む (kura.mu), くれ.る (kure.ru)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: am3, ngam3

Tự hình 2

Dị thể 7

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

1/2

ám

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tối, mờ, không rõ, không tỏ
2. thẫm, sẫm màu
3. ngầm, âm thầm, bí mật, mờ ám
4. nhật thực, nguyệt thực
5. đóng cửa

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tối, thiếu ánh sáng. ◎Như: “u ám” 幽暗 mờ tối.
2. (Tính) Ngầm, thầm, kín đáo, không minh bạch. ◎Như: “ám hiệu” 暗號 hiệu ngầm (không cho người ngoài cuộc biết), “ám sự” 暗事 việc mờ ám. ◇Lâm Bô 林逋: “Ám hương phù động nguyệt hoàng hôn” 暗香浮動月黄昏 (San viên tiểu mai 山園小梅) Mùi thơm kín đáo (của hoa mai) thoảng đưa dưới trăng hoàng hôn.
3. (Tính) Không hiểu, hôn muội, mù quáng. § Thông “ám” 闇. ◎Như: “mê ám” 迷暗 mông muội, ngu muội, đầu óc mờ mịt không biết gì, “kiêm thính tắc minh, thiên tín tắc ám” 兼聽則明, 偏信則暗 nghe nhiều mặt thì sáng, tin một chiều thì quáng.
4. (Phó) Ngầm, lén, bí mật. ◎Như: “ám sát” 暗殺 giết ngầm, “ám chỉ” 暗指 trỏ ngầm, ngầm cho người khác biết ý riêng của mình.
5. (Danh) Họ “Ám”.

Từ điển Thiều Chửu

① Tối, trí thức kém cỏi cũng gọi là ám.
② Ngầm, như ám sát 暗殺 giết ngầm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tối, tối tăm, mờ, thiếu ánh sáng: 這間屋子太暗 Buồng này tối quá;
② Bí mật, kín, ngầm, thầm: 心中暗喜 Trong bụng mừng thầm;
③ Mờ ám, ám muội, quáng: 兼聽則明,偏信則暗 Nghe nhiều mặt thì sáng, tin một chiều thì quáng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mặt trời không chiếu sáng — Tối tăm, thiếu ánh sáng — Không rõ ràng, khó hiểu, đáng nghi ngờ — Dấu, không cho người khác biết.

Từ ghép 67

âm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bóng tối, âm

Từ ghép 4