Có 3 kết quả:

chikỳ
Âm Hán Việt: chi, , kỳ
Tổng nét: 8
Bộ: mộc 木 (+4 nét)
Lục thư: hình thanh & hội ý
Hình thái:
Nét bút: 一丨ノ丶一丨フ丶
Thương Hiệt: DJE (木十水)
Unicode: U+679D
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: ㄑㄧˊ, zhī
Âm Nôm: che, chi
Âm Nhật (onyomi): シ (shi)
Âm Nhật (kunyomi): えだ (eda)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: kei4, zi1

Tự hình 3

Dị thể 4

Chữ gần giống 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

1/3

chi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cành cây

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cành, nhánh cây. ◎Như: “nộn chi” 嫩枝 cành non.
2. (Danh) Phàm cái gì do một thể mà chia ra đều gọi là “chi”. ◎Như: “kim chi ngọc diệp” 金枝玉葉 cành vàng lá ngọc (các họ nhà vua).
3. (Danh) Chỉ chung hai tay và hai chân. § Thông “chi” 肢. ◇Trang Tử 莊子: “Đọa chi thể, truất thông minh, li hình khứ trí” 墮枝體, 黜聰明, 離形去知 (Đại tông sư 大宗師) Rớt thân thể, bỏ thông minh, lìa hình thể, vất trí tuệ.
4. (Danh) Lượng từ (đơn vị dùng cho những vật hình dài): cây, nhành, chiếc, cái, v.v. ◎Như: “nhất chi hoa” 一枝花 một nhành hoa, “tam chi mao bút” 三枝毛筆 ba cây bút lông.
5. (Danh) Họ “Chi”.
6. (Tính) Tán loạn, không nhất trí. ◇Dịch Kinh 易經: “Trung tâm nghi giả, kì từ chi” 中心疑者, 其辭枝 (Hệ từ hạ 繫辭下) Trong lòng nghi ngờ thì lời nói lung tung.
7. Một âm là “kì”. (Danh) Ngón tay hoặc ngón chân mọc thừa. § Thông “kì” 跂. ◎Như: “kì chỉ” 枝指 ngón tay mọc trạnh ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Cành, các cành mọc ở thân cây ra gọi là chi. Phàm cái gì do một thể mà chia ra các thể khác đều gọi là chi, như các họ nhà vua gọi là kim chi ngọc diệp 金枝玉葉.
② Tán loạn.
③ Chi thể.
④ Chống chỏi, chống giữ.
⑤ Một âm là kì. Kì chỉ 枝指 ngón tay mọc trạnh ra.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cành, ngành, nhành, nhánh: 樹枝 Cành cây; 一枝梅 Một cành mai;
② (loại) Chiếc, cái, cây ... : 一枝槍 Một cây (khẩu) súng; 三枝鋼筆 Ba cây (chiếc) bút máy; 宋錦十枝,南紗五十疋 Gấm nhà Tống mười cây, the ta năm chục tấm (Khâm định Đại Nam Hội điển Sự lệ);
③ (văn) Chi thể (dùng như 肢, bộ 肉);
④ (văn) Lưng: 爲長者折枝 Cong lưng vái chào bậc tôn trưởng (Mạnh tử);
⑤ (văn) Chi, chi nhánh, chi phái (dùng như 支, bộ 支);
⑥ (văn) Phân tán: 心枝則無知 Lòng mà phân tán thì không có được sự hiểu biết (Tuân tử);
⑦ (văn) Chống chỏi, chống giữ;
⑧ (văn) Vụn vặt: 不蔓不枝 Không lan man không vụn vặt (Chu Đôn Di: Ái liên thuyết).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cành cây. Chỉ chung chân tay — Nhánh phụ, từ phần chính tách ra — Phân tán — Chống trả — Dùng như chữ Chi 支 — Một âm là Kì.

Từ ghép 23

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cành, nhánh cây. ◎Như: “nộn chi” 嫩枝 cành non.
2. (Danh) Phàm cái gì do một thể mà chia ra đều gọi là “chi”. ◎Như: “kim chi ngọc diệp” 金枝玉葉 cành vàng lá ngọc (các họ nhà vua).
3. (Danh) Chỉ chung hai tay và hai chân. § Thông “chi” 肢. ◇Trang Tử 莊子: “Đọa chi thể, truất thông minh, li hình khứ trí” 墮枝體, 黜聰明, 離形去知 (Đại tông sư 大宗師) Rớt thân thể, bỏ thông minh, lìa hình thể, vất trí tuệ.
4. (Danh) Lượng từ (đơn vị dùng cho những vật hình dài): cây, nhành, chiếc, cái, v.v. ◎Như: “nhất chi hoa” 一枝花 một nhành hoa, “tam chi mao bút” 三枝毛筆 ba cây bút lông.
5. (Danh) Họ “Chi”.
6. (Tính) Tán loạn, không nhất trí. ◇Dịch Kinh 易經: “Trung tâm nghi giả, kì từ chi” 中心疑者, 其辭枝 (Hệ từ hạ 繫辭下) Trong lòng nghi ngờ thì lời nói lung tung.
7. Một âm là “kì”. (Danh) Ngón tay hoặc ngón chân mọc thừa. § Thông “kì” 跂. ◎Như: “kì chỉ” 枝指 ngón tay mọc trạnh ra.

Từ ghép 1

kỳ

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Cành, các cành mọc ở thân cây ra gọi là chi. Phàm cái gì do một thể mà chia ra các thể khác đều gọi là chi, như các họ nhà vua gọi là kim chi ngọc diệp 金枝玉葉.
② Tán loạn.
③ Chi thể.
④ Chống chỏi, chống giữ.
⑤ Một âm là kì. Kì chỉ 枝指 ngón tay mọc trạnh ra.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) (Mọc) trạnh ra: 駢姆枝指 Ngón tay mọc trạnh ra bên ngón tay cái (Trang tử: Biền mẫu).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mọc tẽ ra — Một âm là Chi.