Có 1 kết quả:

chân
Âm Hán Việt: chân
Tổng nét: 10
Bộ: mục 目 (+5 nét)
Lục thư: hội ý
Hình thái:
Nét bút: 一丨丨フ一一一一ノ丶
Thương Hiệt: JBMC (十月一金)
Unicode: U+771F
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: zhēn ㄓㄣ
Âm Nôm: chan, chang, chân, sân
Âm Nhật (onyomi): シン (shin)
Âm Nhật (kunyomi): ま (ma), ま- (ma-), まこと (makoto)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: zan1

Tự hình 5

Dị thể 3

Chữ gần giống 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

1/1

chân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thật, thực
2. người tu hành

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thật, không phải giả. ◎Như: “chân diện mục” 真面目 mặt mày thật, “chân nhân chân sự” 真人真事 nhân vật và sự việc có thật (không phải hư cấu).
2. (Tính) Thành thật, thật thà. ◎Như: “chân tâm thành ý” 真心誠意 lòng thành ý thật.
3. (Phó) Thật là, quả là, đúng là. ◇Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: “Chân chánh kì quái đích sự, khiếu nhân ý tưởng bất đáo!” 真正奇怪的事, 叫人意想不到 (Đệ lục thập thất hồi) Thật là kì quặc không ai ngờ đến!
4. (Danh) Người đắc đạo thành tiên (theo đạo gia). ◎Như: “chân nhân” 真人.
5. (Danh) Bổn tính, tính tự nhiên. ◎Như: “thiên chân” 天真 bổn tính tự nhiên.
6. (Danh) Hình tượng giống thật. ◎Như: “tả chân” 寫真 vẽ truyền thần, miêu tả đúng như thật.
7. (Danh) Chức quan thật thụ. ◇Hán Thư 漢書: “Lại tại vị nhị bách thạch dĩ thượng, nhất thiết mãn trật như chân” 吏在位二百石以上, 一切滿秩如真 (Bình đế kỉ 平帝紀) Cấp lại tại vị (lãnh bổng lộc) hai trăm thạch trở lên, tất cả được mãn trật như chức quan thật thụ.
8. (Danh) Lối viết chữ Hán rõ ràng từng nét.
9. (Danh) Họ “Chân”.
10. Cũng viết là “chân” 眞.

Từ điển Thiều Chửu

① Dùng như chữ chân 眞.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng của các đạo gia thời xưa, chỉ người tu hành thành tiên mà lên trời — Thành thật, có thật — Một cách viết chữ Trung Hoa, các nét chữ thật thà ngay ngắn.

Từ ghép 43