Có 1 kết quả:
kinh
Tổng nét: 13
Bộ: mịch 糸 (+7 nét)
Lục thư: hình thanh & hội ý
Hình thái: ⿰糹巠
Nét bút: フフ丶丶丶丶一フフフ一丨一
Thương Hiệt: VFMVM (女火一女一)
Unicode: U+7D93
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao
Âm đọc khác
Âm Pinyin: jīng ㄐㄧㄥ, jìng ㄐㄧㄥˋ
Âm Nôm: canh, kinh
Âm Nhật (onyomi): ケイ (kei), キョウ (kyō)
Âm Nhật (kunyomi): へ.る (he.ru), た.つ (ta.tsu), たていと (tateito), はか.る (haka.ru), のり (nori)
Âm Hàn: 경
Âm Quảng Đông: ging1
Âm Nôm: canh, kinh
Âm Nhật (onyomi): ケイ (kei), キョウ (kyō)
Âm Nhật (kunyomi): へ.る (he.ru), た.つ (ta.tsu), たていと (tateito), はか.る (haka.ru), のり (nori)
Âm Hàn: 경
Âm Quảng Đông: ging1
Tự hình 4
Dị thể 8
Chữ gần giống 1
Một số bài thơ có sử dụng
• Đế kinh thiên - 帝京篇 (Lạc Tân Vương)
• Điệp luyến hoa - 蝶戀花 (Trương Nguyên Cán)
• Huyền Trân công chúa - 玄珍公主 (Đặng Minh Khiêm)
• Ngũ canh chuyển - Duyên danh lợi kỳ 2 - 五更轉-緣名利其二 (Khuyết danh Trung Quốc)
• Ông Sơn tự - 翁山寺 (Phạm Viết Tuấn)
• Thạch tê hành - 石犀行 (Đỗ Phủ)
• Thủ vĩ ngâm - 首尾吟 (Thiệu Ung)
• Tức cảnh liên cú ngũ ngôn bài luật nhất thủ, hạn “nhị tiêu” vận - 即景聯句五言排律一首,限二蕭韻 (Tào Tuyết Cần)
• Ung Châu - 邕州 (Nguyễn Trung Ngạn)
• Vãn bộ tự Bình Thuận tỉnh thành chí Phan Thiết hải tấn - 晚步自平順省城至潘切海汛 (Nguyễn Phúc Ưng Bình)
• Điệp luyến hoa - 蝶戀花 (Trương Nguyên Cán)
• Huyền Trân công chúa - 玄珍公主 (Đặng Minh Khiêm)
• Ngũ canh chuyển - Duyên danh lợi kỳ 2 - 五更轉-緣名利其二 (Khuyết danh Trung Quốc)
• Ông Sơn tự - 翁山寺 (Phạm Viết Tuấn)
• Thạch tê hành - 石犀行 (Đỗ Phủ)
• Thủ vĩ ngâm - 首尾吟 (Thiệu Ung)
• Tức cảnh liên cú ngũ ngôn bài luật nhất thủ, hạn “nhị tiêu” vận - 即景聯句五言排律一首,限二蕭韻 (Tào Tuyết Cần)
• Ung Châu - 邕州 (Nguyễn Trung Ngạn)
• Vãn bộ tự Bình Thuận tỉnh thành chí Phan Thiết hải tấn - 晚步自平順省城至潘切海汛 (Nguyễn Phúc Ưng Bình)
Bình luận 0
phồn thể
Từ điển phổ thông
1. dây vải
2. kinh sách
3. trải qua, chịu đựng
2. kinh sách
3. trải qua, chịu đựng
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Đạo thường, đạo đức pháp luật đã định không thể đổi được. ◎Như: “thiên kinh địa nghĩa” 天經地義 cái đạo thường như trời đất không thể di dịch được.
2. (Danh) Sách vở có giá trị đặc thù, vốn được coi trọng là phép tắc, khuôn mẫu. ◎Như: “Thi Kinh” 詩經, “Thư Kinh” 書經, “Hiếu Kinh” 孝經.
3. (Danh) Sách của các tôn giáo. ◎Như: kinh Phật 佛 có: “Lăng Nghiêm Kinh” 楞嚴經, “Lăng Già Kinh” 楞伽經, “Bát Nhã Kinh” 般若經.
4. (Danh) Sách về các khoa văn chương, sự vật, nghề nghiệp. ◎Như: “ngưu kinh” 牛經 sách xem tường trâu và chữa trâu, “mã kinh” 馬經 sách xem tường ngựa và chữa ngựa, “trà kinh” 茶經 sách về trà, “san hải kinh” 山海經 sách về núi non biển cả.
5. (Danh) Đường dọc, sợi dọc.
6. (Danh) Về đường sá thì hướng nam bắc gọi là “kinh” 經, hướng đông tây gọi là “vĩ” 緯.
7. (Danh) Về khoảng trời không và quả đất thì lấy con đường nam bắc cực chính giao với xích đạo là “kinh”. ◎Như: “kinh tuyến” 經線 theo hướng nam bắc, “vĩ tuyến” 緯線 theo hướng đông tây.
8. (Danh) Kinh mạch, sách thuốc chia 12 kinh phân phối với các tạng phủ.
9. (Động) Chia vạch địa giới.
10. (Động) Sửa sang, coi sóc. ◎Như: “kinh lí” 經理 sửa trị.
11. (Động) Làm, mưu hoạch. ◎Như: “kinh doanh” 經營 mưu tính làm việc, mưu hoạch phát triển kinh tế, “kinh thương” 經商 buôn bán.
12. (Động) Chịu đựng. ◎Như: “kinh đắc khởi khảo nghiệm” 經得起考驗 đã chịu đựng được thử thách.
13. (Động) Qua, trải qua. ◎Như: “thân kinh bách chiến” 身經百戰 thân trải qua trăm trận đánh, “kinh thủ” 經手 qua tay (đích thân làm).
14. (Động) Thắt cổ. ◎Như: “tự kinh” 自經 tự tử, tự thắt cổ chết. ◇Liêu trai chí dị 聊齋志異: “Nhất nhật Trần mộ quá hoang lạc chi khư, văn nữ tử đề tùng bách gian, cận lâm tắc thụ hoành chi hữu huyền đái, nhược tương tự kinh” 一日陳暮過荒落之墟, 聞女子啼松柏間, 近臨則樹橫枝有懸帶, 若將自經 (A Hà 阿霞) Một hôm trời chiều, Trần đi qua một nơi hoang vắng, nghe tiếng người con gái khóc trong đám tùng bách, đến gần thấy dải lưng treo trên cành ngang, như là chực tự thắt cổ.
15. (Tính) Bình thường, tầm thường. ◎Như: “hoang đản bất kinh” 荒誕不經 hoang đường không bình thường.
16. (Phó) Thường hay. ◎Như: “tha kinh thường đầu thống” 他經常頭痛 anh ấy thường hay đau đầu.
2. (Danh) Sách vở có giá trị đặc thù, vốn được coi trọng là phép tắc, khuôn mẫu. ◎Như: “Thi Kinh” 詩經, “Thư Kinh” 書經, “Hiếu Kinh” 孝經.
3. (Danh) Sách của các tôn giáo. ◎Như: kinh Phật 佛 có: “Lăng Nghiêm Kinh” 楞嚴經, “Lăng Già Kinh” 楞伽經, “Bát Nhã Kinh” 般若經.
4. (Danh) Sách về các khoa văn chương, sự vật, nghề nghiệp. ◎Như: “ngưu kinh” 牛經 sách xem tường trâu và chữa trâu, “mã kinh” 馬經 sách xem tường ngựa và chữa ngựa, “trà kinh” 茶經 sách về trà, “san hải kinh” 山海經 sách về núi non biển cả.
5. (Danh) Đường dọc, sợi dọc.
6. (Danh) Về đường sá thì hướng nam bắc gọi là “kinh” 經, hướng đông tây gọi là “vĩ” 緯.
7. (Danh) Về khoảng trời không và quả đất thì lấy con đường nam bắc cực chính giao với xích đạo là “kinh”. ◎Như: “kinh tuyến” 經線 theo hướng nam bắc, “vĩ tuyến” 緯線 theo hướng đông tây.
8. (Danh) Kinh mạch, sách thuốc chia 12 kinh phân phối với các tạng phủ.
9. (Động) Chia vạch địa giới.
10. (Động) Sửa sang, coi sóc. ◎Như: “kinh lí” 經理 sửa trị.
11. (Động) Làm, mưu hoạch. ◎Như: “kinh doanh” 經營 mưu tính làm việc, mưu hoạch phát triển kinh tế, “kinh thương” 經商 buôn bán.
12. (Động) Chịu đựng. ◎Như: “kinh đắc khởi khảo nghiệm” 經得起考驗 đã chịu đựng được thử thách.
13. (Động) Qua, trải qua. ◎Như: “thân kinh bách chiến” 身經百戰 thân trải qua trăm trận đánh, “kinh thủ” 經手 qua tay (đích thân làm).
14. (Động) Thắt cổ. ◎Như: “tự kinh” 自經 tự tử, tự thắt cổ chết. ◇Liêu trai chí dị 聊齋志異: “Nhất nhật Trần mộ quá hoang lạc chi khư, văn nữ tử đề tùng bách gian, cận lâm tắc thụ hoành chi hữu huyền đái, nhược tương tự kinh” 一日陳暮過荒落之墟, 聞女子啼松柏間, 近臨則樹橫枝有懸帶, 若將自經 (A Hà 阿霞) Một hôm trời chiều, Trần đi qua một nơi hoang vắng, nghe tiếng người con gái khóc trong đám tùng bách, đến gần thấy dải lưng treo trên cành ngang, như là chực tự thắt cổ.
15. (Tính) Bình thường, tầm thường. ◎Như: “hoang đản bất kinh” 荒誕不經 hoang đường không bình thường.
16. (Phó) Thường hay. ◎Như: “tha kinh thường đầu thống” 他經常頭痛 anh ấy thường hay đau đầu.
Từ điển Thiều Chửu
① Thường, đạo đức pháp luật đã định không thể đổi được gọi là kinh, như thiên kinh địa nghĩa 天經地義 nói cái đạo thường như trời đất không thể di dịch được.
② Kinh sách, như Kinh Thi 詩經, Kinh Thư 書經, Hiếu Kinh 孝經, v.v. Sách của các tôn giáo cũng gọi là kinh, như kinh Phật có các kinh: Lăng Nghiêm 楞嚴經, Lăng Già 楞伽經, Bát Nhã 般若經, v.v. Các sách về các khoa lặt vặt cũng gọi là kinh, như ngưu kinh 牛經 sách xem tướng trâu và chữa trâu, mã kinh 馬經 sách xem tướng ngựa và chữa ngựa, v.v.
③ Ðường dọc, sợi thẳng.
④ Sửa, như kinh lí 經理 sửa trị, kinh doanh 經營 sửa sang, v.v.
⑤ Qua, kinh lịch 經歷 trải qua, kinh thủ 經手 qua tay, v.v.
⑥ Thắt cổ, như tự kinh 自經 tự tử, tự thắt cổ chết.
⑦ Kinh nguyệt 經月, đàn bà mỗi tháng máu giàn ra một kì, đúng kì không sai nên gọi là kinh.
⑨ Chia vạch địa giới.
⑩ Kinh mạch, sách thuốc chia 12 kinh phân phối với các tạng phủ.
⑪ Về đường sá thì phía nam bắc gọi là kinh 經, phía đông tây gọi là vĩ 緯.
⑫ Về khoảng trời không và quả đất thì lấy con đường nam bắc cực chính giao với xích đạo là kinh. Như kinh tuyến 經線 theo hướng nam bắc, vĩ tuyến 緯線 theo hướng đông tây.
② Kinh sách, như Kinh Thi 詩經, Kinh Thư 書經, Hiếu Kinh 孝經, v.v. Sách của các tôn giáo cũng gọi là kinh, như kinh Phật có các kinh: Lăng Nghiêm 楞嚴經, Lăng Già 楞伽經, Bát Nhã 般若經, v.v. Các sách về các khoa lặt vặt cũng gọi là kinh, như ngưu kinh 牛經 sách xem tướng trâu và chữa trâu, mã kinh 馬經 sách xem tướng ngựa và chữa ngựa, v.v.
③ Ðường dọc, sợi thẳng.
④ Sửa, như kinh lí 經理 sửa trị, kinh doanh 經營 sửa sang, v.v.
⑤ Qua, kinh lịch 經歷 trải qua, kinh thủ 經手 qua tay, v.v.
⑥ Thắt cổ, như tự kinh 自經 tự tử, tự thắt cổ chết.
⑦ Kinh nguyệt 經月, đàn bà mỗi tháng máu giàn ra một kì, đúng kì không sai nên gọi là kinh.
⑨ Chia vạch địa giới.
⑩ Kinh mạch, sách thuốc chia 12 kinh phân phối với các tạng phủ.
⑪ Về đường sá thì phía nam bắc gọi là kinh 經, phía đông tây gọi là vĩ 緯.
⑫ Về khoảng trời không và quả đất thì lấy con đường nam bắc cực chính giao với xích đạo là kinh. Như kinh tuyến 經線 theo hướng nam bắc, vĩ tuyến 緯線 theo hướng đông tây.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Dọc, đường dọc, sợi thẳng: 經紗 Sợi dọc;
② (y) Mạch máu, kinh mạch: 經脈 Mạch máu;
③ (địa) Kinh độ, kinh tuyến: 東經110度 110 độ kinh (tuyến) đông;
④ Sửa, sửa sang, phụ trách, làm, quản lí: 經管行政事務 Phụ trách công việc hành chính; 經理 Sửa trị; 經營 Sửa sang;
⑤ Thường: 經常 Thường xuyên;
⑥ (Sách) kinh: 聖經 Kinh thánh; 念經 Tụng kinh;
⑦ Kinh nguyệt: 行經 Hành kinh;
⑧ Qua, trải qua: 經年累月 Năm này qua năm khác;
⑨ Chịu, chịu đựng: 經 不起 Không chịu nổi; 經得起考驗 Đã chịu đựng được thử thách;
⑩ (văn) Thắt cổ: 自經 Tự thắt cổ chết;
⑪ (văn) Chia vạch địa giới;
⑫ (văn) Hướng nam bắc (đối với vĩ là hướng đông tây);
⑬ [Jing] (Họ) Kinh.
② (y) Mạch máu, kinh mạch: 經脈 Mạch máu;
③ (địa) Kinh độ, kinh tuyến: 東經110度 110 độ kinh (tuyến) đông;
④ Sửa, sửa sang, phụ trách, làm, quản lí: 經管行政事務 Phụ trách công việc hành chính; 經理 Sửa trị; 經營 Sửa sang;
⑤ Thường: 經常 Thường xuyên;
⑥ (Sách) kinh: 聖經 Kinh thánh; 念經 Tụng kinh;
⑦ Kinh nguyệt: 行經 Hành kinh;
⑧ Qua, trải qua: 經年累月 Năm này qua năm khác;
⑨ Chịu, chịu đựng: 經 不起 Không chịu nổi; 經得起考驗 Đã chịu đựng được thử thách;
⑩ (văn) Thắt cổ: 自經 Tự thắt cổ chết;
⑪ (văn) Chia vạch địa giới;
⑫ (văn) Hướng nam bắc (đối với vĩ là hướng đông tây);
⑬ [Jing] (Họ) Kinh.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Sợi tơ dọc trên khung cửi, trong khổ vải — Đường dọc theo chiều Bắc Nam trên bản đồ — Thường. Luôn có — Sách vở do thánh hiền trước tác — Trải qua, đi qua — Sắp đặt cho yên — Đường mạch đi trong thân thể — Chỉ sự thất tháng của phụ nữ.
Từ ghép 74
a di đà kinh 阿彌陀經 • a hàm kinh 阿含經 • á thái kinh hiệp tổ chức 亞太經合組織 • ba kinh 葩經 • bất kiến kinh truyện 不見經傳 • bất kinh 不經 • bất kinh sự 不經事 • bất kinh tâm 不經心 • bất kinh ý 不經意 • bế kinh 閉經 • bí kinh 祕經 • chánh trị kinh tế học 政治經濟學 • chẩm kinh tạ thư 枕經藉書 • chân kinh 真經 • chấp kinh 執經 • chấp kinh tòng quyền 執經從權 • chuyên kinh 專經 • dĩ kinh 已經 • dịch kinh phu thuyết 易經膚說 • đại tạng kinh 大藏經 • điều kinh 調經 • động kinh 動經 • khai kinh 開經 • kinh bang 經邦 • kinh cửu 經久 • kinh doanh 經營 • kinh dương vương 經陽王 • kinh điển 經典 • kinh độ 經度 • kinh giải 經解 • kinh giáo 經教 • kinh học 經學 • kinh kì 經期 • kinh lí 經理 • kinh lịch 經歴 • kinh lịch 經歷 • kinh luân 經綸 • kinh luyện 經練 • kinh lược 經略 • kinh mạch 經脈 • kinh nghĩa 經義 • kinh nghiệm 經驗 • kinh nguyệt 經月 • kinh niên 經年 • kinh phí 經費 • kinh quá 經過 • kinh quốc 經國 • kinh quyền 經權 • kinh tài 經財 • kinh tế 經濟 • kinh thuỷ 經水 • kinh truyện 經傳 • kinh tuyến 經線 • kinh viện 經院 • lăng già kinh 楞伽經 • lăng nghiêm kinh 楞嚴經 • loạn kinh 亂經 • lục kinh 六經 • minh kinh 明經 • nghĩ kinh 擬經 • nghiệp kinh 業經 • ngũ kinh 五經 • nguyệt kinh 月經 • niệm kinh 唸經 • phản kinh 反經 • phật kinh 佛經 • tam tự kinh 三字經 • tằng kinh 曾經 • thánh kinh 聖經 • thần kinh 神經 • thường kinh 常經 • trị kinh 治經 • tụng kinh 誦經 • vũ kinh 武經