Có 1 kết quả:
nghĩa
Tổng nét: 13
Bộ: dương 羊 (+9 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái: ⿱𦍌我
Nét bút: 丶ノ一一丨一ノ一丨一フノ丶
Thương Hiệt: TGHQI (廿土竹手戈)
Unicode: U+7FA9
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao
Âm đọc khác
Tự hình 5
Dị thể 5
Một số bài thơ có sử dụng
• Bạch tiểu - 白小 (Đỗ Phủ)
• Đề Trần Hưng Đạo vương từ - 題陳興道王祠 (Nguyễn Thiện Thuật)
• Hội tường - 會祥 (Lê Hiến Giản)
• Kính tặng Trịnh gián nghị thập vận - 敬贈鄭諫議十韻 (Đỗ Phủ)
• Ký Đường Sinh - 寄唐生 (Bạch Cư Dị)
• Nam Ông mộng lục tự - 南翁夢錄序 (Hồ Nguyên Trừng)
• Thanh thạch - 青石 (Bạch Cư Dị)
• Tống Dương thị nữ - 送楊氏女 (Vi Ứng Vật)
• Tống suất phủ Trình lục sự hoàn hương - 送率府程錄事還鄉 (Đỗ Phủ)
• Xuân - 春 (Trương Công Giai)
• Đề Trần Hưng Đạo vương từ - 題陳興道王祠 (Nguyễn Thiện Thuật)
• Hội tường - 會祥 (Lê Hiến Giản)
• Kính tặng Trịnh gián nghị thập vận - 敬贈鄭諫議十韻 (Đỗ Phủ)
• Ký Đường Sinh - 寄唐生 (Bạch Cư Dị)
• Nam Ông mộng lục tự - 南翁夢錄序 (Hồ Nguyên Trừng)
• Thanh thạch - 青石 (Bạch Cư Dị)
• Tống Dương thị nữ - 送楊氏女 (Vi Ứng Vật)
• Tống suất phủ Trình lục sự hoàn hương - 送率府程錄事還鄉 (Đỗ Phủ)
• Xuân - 春 (Trương Công Giai)
Bình luận 0
phồn thể
Từ điển phổ thông
nghĩa khí
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Sự tình đúng với lẽ phải, thích hợp với đạo lí. ◇Luận Ngữ 論語: “Kiến nghĩa bất vi, vô dũng dã” 見義不為, 無勇也 (Vi chánh 為政) Thấy việc nghĩa mà không làm, là không có dũng vậy.
2. (Danh) Phép tắc. ◇Lã Thị Xuân Thu 呂氏春秋: “Vô thiên vô pha, tuân vương chi nghĩa” 無偏無頗, 遵王之義 (Mạnh xuân kỉ 孟春紀, Quý công 貴公) Không thiên lệch, noi theo phép tắc của vua.
3. (Danh) Ý tứ, nội dung của từ ngữ. ◎Như: “khảo luận văn nghĩa” 考論文義 phân tích luận giải nội dung bài văn, “tự nghĩa” 字義 ý nghĩa của chữ.
4. (Danh) Công dụng. ◇Tả truyện 左傳: “Cố quân tử động tắc tư lễ, hành tắc tư nghĩa” 故君子動則思禮, 行則思義 (Chiêu Công tam thập nhất niên 昭公三十一年) Cho nên bậc quân tử cử động thì nghĩ tới lễ, làm gì thì nghĩ tới công dụng của nó.
5. (Danh) Gọi tắt của nước “Nghĩa Đại Lợi” 義大利, tức là nước Ý (Italy).
6. (Danh) Họ “Nghĩa”.
7. (Tính) Hợp với lẽ phải, đúng với đạo lí. ◎Như: “nghĩa sư” 義師 quân đội lập nên vì chính nghĩa, “nghĩa cử” 義舉 hành vi vì đạo nghĩa, “nghĩa sĩ” 義士 người hành động vì lẽ phải. ◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: “Vọng hưng nghĩa sư, cộng tiết công phẫn, phù trì vương thất, chửng cứu lê dân” 望興義師, 共洩公憤, 扶持王室, 拯救黎民 (Đệ ngũ hồi 第五回) Mong dấy nghĩa quân, cùng hả lòng công phẫn, phò vua, cứu giúp dân lành.
8. (Tính) Dùng để chu cấp cho dân chúng nghèo khó. ◎Như: “nghĩa thương” 義倉 kho lương để cứu giúp dân khi mất mùa, “nghĩa thục” 義塾 trường học miễn phí.
9. (Tính) Lấy ân tình cố kết với nhau. ◎Như: “nghĩa phụ” 義父 cha nuôi, “nghĩa tử” 義子 con nuôi.
10. (Tính) Giả, để thay cho vật bị hư, mất. ◎Như: “nghĩa kế” 義髻 búi tóc giả mượn, “nghĩa chi” 義肢 chân tay giả, “nghĩa xỉ” 義齒 răng giả.
2. (Danh) Phép tắc. ◇Lã Thị Xuân Thu 呂氏春秋: “Vô thiên vô pha, tuân vương chi nghĩa” 無偏無頗, 遵王之義 (Mạnh xuân kỉ 孟春紀, Quý công 貴公) Không thiên lệch, noi theo phép tắc của vua.
3. (Danh) Ý tứ, nội dung của từ ngữ. ◎Như: “khảo luận văn nghĩa” 考論文義 phân tích luận giải nội dung bài văn, “tự nghĩa” 字義 ý nghĩa của chữ.
4. (Danh) Công dụng. ◇Tả truyện 左傳: “Cố quân tử động tắc tư lễ, hành tắc tư nghĩa” 故君子動則思禮, 行則思義 (Chiêu Công tam thập nhất niên 昭公三十一年) Cho nên bậc quân tử cử động thì nghĩ tới lễ, làm gì thì nghĩ tới công dụng của nó.
5. (Danh) Gọi tắt của nước “Nghĩa Đại Lợi” 義大利, tức là nước Ý (Italy).
6. (Danh) Họ “Nghĩa”.
7. (Tính) Hợp với lẽ phải, đúng với đạo lí. ◎Như: “nghĩa sư” 義師 quân đội lập nên vì chính nghĩa, “nghĩa cử” 義舉 hành vi vì đạo nghĩa, “nghĩa sĩ” 義士 người hành động vì lẽ phải. ◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: “Vọng hưng nghĩa sư, cộng tiết công phẫn, phù trì vương thất, chửng cứu lê dân” 望興義師, 共洩公憤, 扶持王室, 拯救黎民 (Đệ ngũ hồi 第五回) Mong dấy nghĩa quân, cùng hả lòng công phẫn, phò vua, cứu giúp dân lành.
8. (Tính) Dùng để chu cấp cho dân chúng nghèo khó. ◎Như: “nghĩa thương” 義倉 kho lương để cứu giúp dân khi mất mùa, “nghĩa thục” 義塾 trường học miễn phí.
9. (Tính) Lấy ân tình cố kết với nhau. ◎Như: “nghĩa phụ” 義父 cha nuôi, “nghĩa tử” 義子 con nuôi.
10. (Tính) Giả, để thay cho vật bị hư, mất. ◎Như: “nghĩa kế” 義髻 búi tóc giả mượn, “nghĩa chi” 義肢 chân tay giả, “nghĩa xỉ” 義齒 răng giả.
Từ điển Thiều Chửu
① Sự phải chăng, lẽ phải chăng, nên. Ðịnh liệu sự vật hợp với lẽ phải gọi là nghĩa.
② Ý nghĩa, như văn nghĩa 文義 nghĩa văn, nghi nghĩa 疑義 nghĩa ngờ.
③ Vì nghĩa, làm việc không có ý riêng về mình gọi là nghĩa. Như nghĩa sư 義師 quân đi vì nghĩa, không phải vì lợi mà sát phạt.
④ Cùng chung, như nghĩa thương 義倉 cái kho chung, nghĩa học 義學 nhà học chung, v.v.
⑤ Làm việc vì người là nghĩa, như nghĩa hiệp 義俠, nghĩa sĩ 義士, v.v.
⑥ Lấy ân cố kết với nhau là nghĩa, như kết nghĩa 結義 anh em kết nghĩa, nghĩa tử 義子 con nuôi, v.v. Vì thế nên cái gì phụ thêm ở trên cũng gọi là nghĩa, như nghĩa kế 義髻 búi tóc mượn.
⑦ Nước Nghĩa, tức nước Nghĩa Ðại Lợi 義大利 nước Ý (Itali).
② Ý nghĩa, như văn nghĩa 文義 nghĩa văn, nghi nghĩa 疑義 nghĩa ngờ.
③ Vì nghĩa, làm việc không có ý riêng về mình gọi là nghĩa. Như nghĩa sư 義師 quân đi vì nghĩa, không phải vì lợi mà sát phạt.
④ Cùng chung, như nghĩa thương 義倉 cái kho chung, nghĩa học 義學 nhà học chung, v.v.
⑤ Làm việc vì người là nghĩa, như nghĩa hiệp 義俠, nghĩa sĩ 義士, v.v.
⑥ Lấy ân cố kết với nhau là nghĩa, như kết nghĩa 結義 anh em kết nghĩa, nghĩa tử 義子 con nuôi, v.v. Vì thế nên cái gì phụ thêm ở trên cũng gọi là nghĩa, như nghĩa kế 義髻 búi tóc mượn.
⑦ Nước Nghĩa, tức nước Nghĩa Ðại Lợi 義大利 nước Ý (Itali).
Từ điển Trần Văn Chánh
Xem 義 (bộ 羊).
Từ điển Trần Văn Chánh
① (Việc) nghĩa, lẽ phải chăng, việc đáng phải làm, việc làm vì người khác, việc có lợi ích chung: 義舉 Hành động vì nghĩa; 見義勇爲 Dám làm việc nghĩa; 義師 Quân lính phục vụ cho chính nghĩa, nghĩa quân; 義倉 Kho chung; 義俠 Nghĩa hiệp; 結義 Kết nghĩa anh em;
② Tình, (tình) nghĩa: 無情無義 Vô tình vô nghĩa; 朋友的情義 Tình nghĩa bạn bè, tình bạn;
③ (Ý) nghĩa: 一詞多義 Một từ nhiều nghĩa; 定義 Định nghĩa; 文義 Ý nghĩa bài văn; 疑義 Ý nghĩa đáng ngờ;
④ Theo nghĩa thì, đúng lí thì.【義不容辭】 nghĩa bất dung từ [yìbùróngcí] Không thể thoái thác được, không thể từ chối được;
⑤ (cũ) Nuôi: 義父 Cha nuôi; 義女 Con gái nuôi;
⑥ Mượn của người khác, giả: 義髻 Búi tóc mượn (giả); 義肢 Chân tay giả.
② Tình, (tình) nghĩa: 無情無義 Vô tình vô nghĩa; 朋友的情義 Tình nghĩa bạn bè, tình bạn;
③ (Ý) nghĩa: 一詞多義 Một từ nhiều nghĩa; 定義 Định nghĩa; 文義 Ý nghĩa bài văn; 疑義 Ý nghĩa đáng ngờ;
④ Theo nghĩa thì, đúng lí thì.【義不容辭】 nghĩa bất dung từ [yìbùróngcí] Không thể thoái thác được, không thể từ chối được;
⑤ (cũ) Nuôi: 義父 Cha nuôi; 義女 Con gái nuôi;
⑥ Mượn của người khác, giả: 義髻 Búi tóc mượn (giả); 義肢 Chân tay giả.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Đường lối cư xử theo lẽ phải. Hoa Tiên có câu: » Từng nghe trăng gió duyên nào, bể sâu là nghĩa, non cao là tình « — Việc phải. Ta cũng nói là việc nghĩa — Cái chứa đựng bên trong, tức ý nghĩa — Kiến ngãi ( nghĩa ) bất vi: 見義不爲 Thấy việc nghĩa không làm. » Nhớ câu kiến ngãi bất vi, làm người thế ấy cũng phi anh hùng «. ( Lục Vân Tiên ).
Từ ghép 80
áo nghĩa 奧義 • áo nghĩa 隩義 • âm nghĩa 音義 • ân nghĩa 恩義 • ấn tượng chủ nghĩa 印象主義 • bái kim chủ nghĩa 拜金主義 • bản nghĩa 本義 • bất nghĩa 不義 • biếm nghĩa 貶義 • bội nghĩa 背義 • bổn nghĩa 本義 • cá nhân chủ nghĩa 個人主義 • cao nghĩa bạc vân 高義薄雲 • chánh nghĩa 正義 • chân nghĩa 真義 • chính nghĩa 正義 • chủ nghĩa 主義 • danh nghĩa 名義 • dịch nghĩa 譯義 • diễn nghĩa 演義 • đại nghĩa 大義 • đạo nghĩa 道義 • định nghĩa 定義 • đính nhân lí nghĩa 頂仁履義 • đồng nghĩa 同義 • giáo nghĩa 教義 • hàm nghĩa 含義 • hiệp nghĩa 狹義 • hiếu nghĩa 孝義 • kết nghĩa 結義 • khắc kỉ chủ nghĩa 克己主義 • khởi nghĩa 起義 • kinh nghĩa 經義 • lợi tha chủ nghĩa 利他主義 • nghĩa binh 義兵 • nghĩa bộc 義僕 • nghĩa cử 義舉 • nghĩa dũng 義勇 • nghĩa đại lợi 義大利 • nghĩa đệ 義弟 • nghĩa địa 義地 • nghĩa điền 義田 • nghĩa hiệp 義俠 • nghĩa hoà đoàn 義和團 • nghĩa học 義學 • nghĩa hữu 義友 • nghĩa khí 義氣 • nghĩa lí 義理 • nghĩa mẫu 義母 • nghĩa phụ 義父 • nghĩa sĩ 義士 • nghĩa sĩ truyện 義士傳 • nghĩa thục 義塾 • nghĩa trang 義莊 • nghĩa tử 義子 • nghĩa vụ 義務 • nhân bản chủ nghĩa 人本主義 • nhân nghĩa 仁義 • phi nghĩa 非義 • phụ khí trượng nghĩa 負氣仗義 • phù nghĩa 扶義 • phụ nghĩa 負義 • phục nghĩa 服義 • quảng nghĩa 廣義 • quốc gia chủ nghĩa 國家主義 • tặc nghĩa 賊義 • tiết nghĩa 節義 • tín nghĩa 信義 • tình nghĩa 情義 • trọng nghĩa 重義 • trung nghĩa 忠義 • trượng nghĩa 仗義 • trượng nghĩa sơ tài 仗義疏財 • ứng nghĩa 應義 • vị nghĩa 爲義 • vô nghĩa 無義 • xu nghĩa 趨義 • xướng nghĩa 倡義 • ý nghĩa 意義 • yếu nghĩa 要義