Có 1 kết quả:

từ
Âm Hán Việt: từ
Tổng nét: 19
Bộ: tân 辛 (+12 nét)
Lục thư: hình thanh & hội ý
Hình thái:
Nét bút: ノ丶丶ノフ丶丨フフ丶フ丶丶一丶ノ一一丨
Thương Hiệt: BBYTJ (月月卜廿十)
Unicode: U+8FAD
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: ㄘˊ
Âm Nôm: từ
Âm Nhật (onyomi): ジ (ji)
Âm Nhật (kunyomi): や.める (ya.meru)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: ci4

Tự hình 4

Dị thể 10

Chữ gần giống 8

Một số bài thơ có sử dụng

1/1

từ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nói ra thành văn
2. từ biệt
3. từ chối

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lời biện tụng. § Cũng như “từ” 詞. ◇Chu Lễ 周禮: “Thính kì ngục tụng, sát kì từ” 聽其獄訟, 察其辭 (Thu quan 秋官, Hương sĩ 鄉士) Nghe án kiện, xét lời biện tụng.
2. (Danh) Lời nói, văn. ◎Như: “ngôn từ” 言辭 lời nói, “thố từ” 措辭 đặt câu, dùng chữ. ◇Dịch Kinh 易經: “Táo nhân chi từ đa” 躁人之辭多 (Hệ từ hạ 繫辭下) Người giảo hoạt thì nhiều lời.
3. (Danh) Tên thể văn, có từ thời Chiến Quốc, ở nước Sở. Khuất Nguyên 屈原 là một tác gia tiêu biểu. Về sau gọi là “từ phú” 辭賦 hay “từ” 辭.
4. (Danh) Họ “Từ”.
5. (Động) Báo cho biết, cáo tri. ◇Chu Lễ 周禮: “Vương bất thị triều, tắc từ ư tam công cập cô khanh” 王不視朝, 則辭於三公及孤卿 (Hạ quan 夏官, Thái bộc 太僕) Vua không thị triều, thì báo cho quan tam công và quan cô.
6. (Động) Biện giải, giải thuyết.
7. (Động) Cáo biệt, từ giã, chia tay. ◎Như: “từ hành” 辭行 từ giã ra đi, “cáo từ” 告辭 từ biệt.
8. (Động) Sai khiến.
9. (Động) Không nhận, thoái thác. ◎Như: “suy từ” 推辭 từ chối không nhận, “từ nhượng” 辭讓 nhường lại không nhận.
10. (Động) Trách móc, khiển trách, quở. ◇Tả truyện 左傳: “Sử Chiêm Hoàn Bá từ ư Tấn” 使詹桓伯辭於晉 (Chiêu Công cửu niên 昭公九年) Khiến cho Chiêm Hoàn Bá khiển trách nước Tấn.
11. (Động) Thỉnh, thỉnh cầu.
12. (Động) Cho thôi việc, bãi bỏ. ◎Như: “từ thối” 辭退 cho người thôi việc làm, trừ bỏ chức vụ.

Từ điển Thiều Chửu

① Nói ra thành văn gọi là từ. Như từ chương 辭章. Cũng có khi dùng chữ từ 詞.
② Lời cung của kẻ bị kiện cung ra. Những lời của dân trình bày cáo tố với quan cũng gọi là từ. Như trình từ 呈辭 lời trình, tố từ 訴辭 lời cáo tố.
③ Từ giã. Như từ hành 辭行 từ giã ra đi.
④ Từ. Khước đi không nhận. Như suy từ 推辭 từ chối không nhận, từ nhượng 辭讓 từ nhường. Nguyên viết là 辤, nay hai chữ đều thông dụng cả.
⑤ Thỉnh, xin.
⑥ Trách, móc.
⑦ Sai đi, khiến đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Từ (một thể tài trong văn học cổ điển Trung Quốc): 《楚辭》 Sở từ;
② Từ (một thể thơ cổ Trung Quốc): 《木蘭辭》 Mộc Lan từ;
③ Lời, văn, ngôn từ: 修辭 Tu từ (sửa sang câu văn cho hay, cho đẹp); 呈辭 Lời trình; 訴辭 Lời tố cáo;
④ (văn) Lời khai, khẩu cung;
⑤ (văn) Minh oan, biện giải;
⑥ (văn) Tố cáo: 請辭於軍 Xin tố cáo trong quân (Liễu Tôn Nguyên: Đoàn Thái uý dật sự trạng);
⑦ (văn) Quở, khiển trách;
⑧ (văn) Sai đi;
⑨ Không nhận, từ chối, từ khước, thoái thác: 義不容辭 Đúng lẽ không thể thoái thác được;
⑩ Bãi bỏ, không thuê nữa, không mướn nữa: 她的孩子進托兒所,就把保姆辭了 Con của chị ấy đã vào vườn trẻ, không nuôi vú nữa;
⑪ Lời lẽ.【辭令】từ lịnh [cílìng] Lời lẽ, nói năng: 外交 辭令 Lời lẽ ngoại giao; 善於辭令 Nói năng khéo léo. Cv. 詞令;
⑫ Từ biệt, từ giã: 告辭 Cáo từ; 停數日,辭去 Ở lại mấy ngày, rồi từ biệt ra đi (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lời. Lời nói. Lời văn. Lời thơ — Nhiều tiếng đi chung thành một nghĩa — Như chữ Từ 詞 — Chia tay. Td: Tạ từ — Chối. Không nhận — Nhường nhịn.

Từ ghép 39