Có 1 kết quả:

hương

1/1

hương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hương, mùi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mùi thơm. ◎Như: “hoa hương” 花香 mùi thơm của hoa, “hương vị” 香味 hương thơm và vị ngon.
2. (Danh) Cây cỏ có mùi thơm hoặc vật gì làm bằng chất thơm đều gọi là “hương”. ◎Như: “đàn hương” 檀香 cây đàn thơm, còn gọi là trầm bạch, “thiêu hương” 燒香 đốt nhang, “văn hương” 蚊香 nhang muỗi. ◇Nguyễn Du 阮攸: “Nhất chú đàn hương tiêu tuệ nghiệp” 一炷檀香消慧業 (Vọng Quan Âm miếu 望觀音廟) Đốt nén hương đàn để tiêu tan nghiệp chướng do trí tuệ gây ra.
3. (Danh) Lời khen, tiếng tốt. ◇Nguyễn Du 阮攸: “Thiên cổ trùng tuyền thượng hữu hương” 天古重泉尙有香 (Âu Dương Văn Trung Công mộ 歐陽文忠公墓) Nghìn thuở nơi chín suối vẫn có tiếng thơm.
4. (Danh) Chỉ con gái, phụ nữ. ◎Như: “liên hương tích ngọc” 憐香惜玉 thương hương tiếc ngọc.
5. (Danh) Họ “Hương”.
6. (Động) Hôn. ◎Như: “hương nhất hương kiểm” 香一香臉 hôn vào má một cái.
7. (Tính) Thơm, ngon. ◎Như: “hương mính” 香茗 trà thơm, “giá phạn ngận hương” 這飯很香 cơm này rất thơm ngon.
8. (Tính) Có liên quan tới phụ nữ, con gái. ◎Như: “hương khuê” 香閨 chỗ phụ nữ ở.
9. (Phó) Ngon. ◎Như: “cật đắc ngận hương” 吃得很香 ăn rất ngon, “thụy đắc ngận hương” 睡得很香 ngủ thật ngon.

Từ điển Thiều Chửu

① Hơi thơm.
② Phàm thứ cây cỏ nào có chất thơm đều gọi là hương. Như đàn hương 檀香 cây đàn thơm, ta gọi là trầm bạch. Nguyễn Du 阮攸: Nhất chú đàn hương tiêu tuệ nghiệp 一炷檀香消慧業 (Vọng Quan Âm miếu 望觀音廟) đốt nén hương đàn để tiêu tan nghiệp chướng do trí tuệ gây ra.
③ Lời khen lao.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thơm, hương: 香皂 Xà bông thơm; 這花眞香 Hoa này thơm quá;
② Thơm ngon, ngon: 今天飯菜眞香 Cơm canh hôm nay thơm ngon quá; 吃飯不香 Ăn không thấy ngon; 睡得正香 Đang ngủ ngon;
③ Hương (cây có mùi thơm), nhang (hương để đốt), đồ gia vị: 沉香 Hương trầm; 蚊香 Nhang muỗi;
④ Được khen, được hoan nghênh: 這種自行車在農村很吃香 Loại xe đạp này ở nông thôn rất được hoan nghênh;
⑤ [Xiang] (Họ) Hương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thơm — Mùi thơm — Một trong các bộ chữ Trung Hoa — Tên người, tức Hồ Xuân Hương, nữ danh sĩ thời Lê mạt, cha là Hồ Phi Diễn, quê ở làng Huỳnh Đôi, huyện Huỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Không rõ năm sanh năm mất của bà, chỉ biết bà từng xướng hoạ với Phạm Đình Hổ (1768-1839). Bà có tài thơ văn, nhưng duyên phận long đong, phải lấy lẽ Tri phủ Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Yên, Bắc phần). Ít lâu sau, ông phủ Vĩnh Tường mất bà tái giá với một viên Cai tổng. Bà có biệt tài về thơ Nôm, để lại nhiều bài thơ lời thanh ý tục, được coi là tuyệt tác.

Từ ghép 48