Có 10 kết quả:

剌 lạt唰 lạt喇 lạt揦 lạt瘌 lạt蝲 lạt辡 lạt辢 lạt辣 lạt鬎 lạt

1/10

lạt

U+524C, tổng 9 nét, bộ đao 刀 (+7 nét)
phồn & giản thể, hội ý

Từ điển phổ thông

1. ngang, trái
2. cắt, rạch

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trái ngược, ngang trái. ◎Như: “quai lạt” 乖剌 ngang trái.
2. (Động) Cắt ra, rạch ra. ◎Như: “tha nhất bất tiểu tâm, thủ bị lạt liễu nhất đạo khẩu tử” 他一不小心, 手被剌了一道口子 nó không coi chừng, tay bị rạch một đường vết thương.

Từ điển Thiều Chửu

① Trái, như quai lạt 乖剌 ngang trái.
② Cá nhảy gọi là bạt lạt 跋剌, cũng gọi là bát lạt 潑剌.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Quái gở, trái khác: 乖剌 Quái gở khác thường;
② (Cá) nhảy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngang trái. Trái ngược — Đau đớn — Cũng dùng như chữ Lạt 喇.

Tự hình 4

Dị thể 2

Từ ghép 4

lạt [loát]

U+5530, tổng 11 nét, bộ khẩu 口 (+8 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) “Lạt bá” 喇叭: (1) Cái loa. (2) Cái kèn, cái còi (xe hơi, ...). (3) Kèn (nhạc khí). (4) Chỉ người lắm mồm, hay rao rêu nhiều chuyện.

Tự hình 2

Dị thể 1

lạt

U+5587, tổng 12 nét, bộ khẩu 口 (+9 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

(xem: lạt bá 喇叭)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) § Xem “lạt bá” 喇叭.
2. (Danh) § Xem “lạt ma” 喇嘛.
3. (Trạng thanh) Lất phất, phần phật (tiếng gió, mưa).

Từ điển Thiều Chửu

① Lạt bá 喇叭 cái loa.
② Lạt ma 喇嘛 hiệu riêng của nhà sư ở Tây-tạng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem 哈喇子 [halazi]. Xem 喇 [lă].

Từ điển Trần Văn Chánh

①【喇叭】lạt bá [lăba] a. (nhạc) Kèn: 吹喇叭 Thổi kèn; b. Còi 汽車喇叭 Còi ô tô; c. Loa: 無線電喇叭 Loa phóng thanh;
②【喇嘛】lạt ma [lăma] (tôn) Lạt-ma (từ tôn xưng những tăng lữ đạo Lạt-ma). Xem 喇 [lá].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Lạt bát 喇叭, Lạt ma 喇嘛.

Tự hình 2

Dị thể 2

Chữ gần giống 1

Từ ghép 4

lạt [lạp]

U+63E6, tổng 12 nét, bộ thủ 手 (+9 nét)
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xé rách

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Rách, xé rách.

Tự hình 1

Dị thể 1

Chữ gần giống 1

lạt

U+760C, tổng 14 nét, bộ nạch 疒 (+9 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

1. ghẻ lở
2. hói đầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bệnh ghẻ lở, bệnh chốc, bệnh hói.
2. (Danh) Sẹo. ◎Như: “ba lạt” 疤瘌 vết sẹo.

Từ điển Thiều Chửu

① Ghẻ lở. Tục gọi đầu mọc nhọt tóc không mọc được là lạt 瘌 (hói).

Từ điển Trần Văn Chánh

Chốc đầu. 【瘌痢】lạt lị [làlì] (đph) Bệnh chốc đầu, bệnh lở đầu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh chốc lở trên đầu.

Tự hình 2

Dị thể 5

lạt

U+8772, tổng 15 nét, bộ trùng 虫 (+9 nét)
hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lạt cô 蝲蛄: Tên một giống cua mình dài, hai càng rất lớn.

Tự hình 1

Dị thể 1

lạt [biện]

U+8FA1, tổng 14 nét, bộ tân 辛 (+7 nét)
phồn thể, hội ý

Từ điển phổ thông

1. cay xé
2. nham hiểm, độc ác

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ lạt 辢.

Tự hình 2

lạt

U+8FA2, tổng 14 nét, bộ tân 辛 (+7 nét)
phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cay xé
2. nham hiểm, độc ác

Từ điển trích dẫn

1. § Một dạng viết của chữ “lạt” 辣.

Từ điển Thiều Chửu

① Cay quá.
② Làm việc mạnh bạo quá gọi là lạt thủ 辢手.
③ Nham hiểm, độc ác. Như khẩu điềm tâm lạt 口甜心辣 miệng thơn thớt dạ ớt bôi.
④ Cũng có khi viết là lạt 辣.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như 辣.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị thật cay — Chỉ sự mạnh bạo.

Tự hình 1

Dị thể 1

Từ ghép 1

lạt

U+8FA3, tổng 14 nét, bộ tân 辛 (+7 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. cay xé
2. nham hiểm, độc ác

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vị cay. ◎Như: “toan điềm khổ lạt” 酸甜苦辣 chua ngọt đắng cay.
2. (Tính) Cay. ◎Như: “lạt tiêu” 辣椒 ớt, “Tứ Xuyên thái ngận lạt” 四川菜很辣 món ăn Tứ Xuyên rất cay.
3. (Tính) Nóng. ◎Như: “hỏa lạt lạt” 火辣辣 nóng hầm, nóng hừng hực.
4. (Tính) Ác, thâm độc. ◎Như: “tâm ngận thủ lạt” 心狠手辣 bụng dạ độc ác.
5. § Cũng viết là “lạt” 辢.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cay: 酸甜苦辣 Chua ngọt đắng cay; 辣得舌頭發麻 Cay đến nỗi tê cả lưỡi;
② (Mùi hăng nồng) làm kích thích (mắt, mũi, miệng): 辣眼睛 Cay mắt;
③ Độc ác, độc địa, nham hiểm, thâm độc: 心狠手辣 Bụng dạ độc ác; 口甜心 辣 Miệng thơn thớt dạ ớt bôi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Lạt 辢.

Tự hình 2

Dị thể 2

Từ ghép 1

lạt [thích]

U+9B0E, tổng 19 nét, bộ tiêu 髟 (+9 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) § Xem “lạt lị” 鬎鬁.

Tự hình 1

Dị thể 1

Từ ghép 1