Có 1 kết quả:

hồ
Âm Hán Việt: hồ
Tổng nét: 9
Bộ: nhục 肉 (+5 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: 一丨丨フ一ノフ一一
Thương Hiệt: JRB (十口月)
Unicode: U+80E1
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: ㄏㄨˊ
Âm Nôm: , hồ
Âm Nhật (onyomi): ウ (u), コ (ko), ゴ (go)
Âm Nhật (kunyomi): なんぞ (nan zo)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: wu4

Tự hình 3

Dị thể 9

Chữ gần giống 1

1/1

hồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. yếm cổ (thịt dưới cổ)
2. nào, sao, thế nào
3. xứ Hồ, người Hồ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Yếm cổ, dưới cổ có mảng thịt sa xuống gọi là “hồ”. Râu mọc ở đấy gọi là “hồ tu” 胡鬚. Tục viết là 鬍.
2. (Danh) Rợ “Hồ”, giống dân thời xưa ở phương bắc và tây Trung quốc. ◎Như: “ngũ Hồ loạn Hoa” 五胡亂華 năm giống Hồ làm loạn Trung Hoa.
3. (Danh) Bát “hồ”, một đồ dùng về việc lễ.
4. (Danh) Một thứ đồ binh hình cong có lưỡi đâm ngang.
5. (Danh) Họ “Hồ”.
6. (Tính) Gốc từ đất người Hồ hoặc đến từ bên ngoài Trung quốc. ◎Như: “hồ cầm” 胡琴 đàn Hồ, “hồ đào” 胡桃 cây hồ đào, “hồ tiêu” 胡椒 cây hồ tiêu.
7. (Tính) Xa xôi, dài lâu. ◇Nghi lễ 儀禮: “Vĩnh thụ hồ phúc” 永受胡福 (Sĩ quan lễ 士冠禮) Mãi hưởng phúc lâu dài.
8. (Phó) Làm càn, bừa bãi. ◎Như: nói năng không được rành mạch gọi là “hàm hồ” 含胡, cũng viết là 含糊. Nói quàng gọi là “hồ thuyết” 胡說, làm càn gọi là “hồ vi” 胡爲 hay “hồ náo” 胡鬧 đều noi cái ý ấy cả. ◇Thủy hử truyện 水滸傳: “Hồ thuyết! Nhĩ đẳng yếu vọng sanh quái sự, phiến hoặc bách tính lương dân” 胡說! 你等要妄生怪事, 謆惑百姓良民 (Đệ nhất hồi) Nói bậy! Các người chỉ đặt chuyện quái gở, lừa dối (trăm họ) dân lành.
9. (Phó) Sao, sao vậy, làm sao. ◎Như: “hồ bất” 胡不 sao chẳng, “hồ khả” 胡可 sao khá, sao được. ◇Nguyễn Du 阮攸: “Hồn hề! hồn hề! hồ bất quy?” 魂兮魂兮胡不歸 (Phản Chiêu hồn 反招魂) Hồn ơi! hồn ơi! sao chẳng về?
10. (Đại) Nào, gì? ◇Hán Thư 漢書: “Tướng quốc hồ đại tội? Bệ hạ hệ chi bạo dã?” 相國胡大罪? 陛下繫之暴也? (Tiêu Hà truyện 蕭何傳) Tướng quốc có tội nặng gì thế? Sao bệ hạ trói tàn bạo vậy?
11. Giản thể của chữ 衚.
12. Giản thể của chữ 鬍.

Từ điển Thiều Chửu

① Yếm cổ, dưới cổ có mảng thịt sa xuống gọi là hồ. Râu mọc ở đấy gọi là hồ tu 胡鬚. Tục viết là 鬍.
② Cổ họng, nói năng không được rành mạch gọi là hàm hồ 含胡. Cũng viết là 含糊. Nói quàng gọi là hồ thuyết 胡說, làm càn gọi là hồ vi 胡爲 hay hồ náo 胡鬧 đều noi cái ý ấy cả.
③ Sao vậy? dùng làm trợ từ, như hồ bất 胡不 sao chẳng?, hồ khả 胡可 sao khá?, sao được?, v.v.
④ Rợ Hồ.
⑤ Bát hồ, một đồ dùng về việc lễ.
⑥ Một thứ đồ binh hình cong có lưỡi đâm ngang.
⑦ Xa xôi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hồ (thời cổ Trung Quốc gọi các dân tộc thiểu số ở miền bắc và miền tây là Hồ, đồng thời cũng có ý chỉ nước ngoài, ngoại tộc): 胡人 Người Hồ, dân tộc Hồ; 胡兵伺便 Quân Hồ thừa cơ quấy nhiễu (Lí Hoa: Điếu cổ chiến trường văn);
② Ẩu, bừa bãi, càn bậy, tầm bậy: 胡說 Nói ẩu, nói tầm bậy;
③ (văn) Sao, cớ sao, vì sao, gì, cái gì: 胡不歸? Cớ sao chẳng về? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ); 胡爲乎來哉! Vì sao mà đến vậy! (Lí Bạch: Thục đạo nan); 胡可得而法? Làm sao có thể bắt chước theo được? (Lã thị Xuân thu); 國胡以饋之? Quốc gia lấy gì phát cấp lương hướng cho họ? (Giả Nghị: Luận tích trữ sớ). 【胡爲】hồ vị [húwèi] (văn) Vì sao, cớ sao, tại sao?: 胡爲至今而不朝也? Vì sao đến nay chưa được tặng phong để vào chầu? (Chiến quốc sách); 譆!汝非盜耶?胡爲而食我? Ôi chao! ông không phải là kẻ trộm ư? Vì sao mà cho ta thức ăn? (Lã thị Xuân thu);
④ (văn) Mảng thịt dưới cổ, yếm cổ;
⑤ (văn) Đen: 或謔張飛胡,或笑鄧艾吃 Đứa thì ngạo Trương Phi đen, đứa thì cười Đặng Ngãi láu ăn (Lí Thương Ẩn: Kiêu nhi);
⑥ (văn) Dài lâu: 永受胡福 Mãi mãi hưởng phúc lâu dài (Nghi lễ);
⑦ (văn) Một loại đồ tế thời cổ;
⑧ (văn) Một loại binh khí thời cổ (hình cong, có lưỡi đâm ngang);
⑨ [Hú] Nước Hồ (thời cổ, thuộc tỉnh An Huy ngày nay, bị Sở diệt năm 495 trước Công nguyên);
⑩ [Hú] (Họ) Hồ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Râu chòm, râu cằm.【鬍子】hồ tử [húzê] ① Râu chòm, râu cằm;
② Thổ phỉ (cách gọi thổ phỉ của 9 tỉnh ở Đông Bắc Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái yếm bò — Chỉ chung phần thịt rủ xuống ở dưới cổ loại thú — Phần cong của lưỡi dao — Tiếng người Trung Hoa thời xưa chỉ các giống dân thiểu số phía bắc — Họ người.

Từ ghép 17