Có 1 kết quả:

bích
Âm Hán Việt: bích
Tổng nét: 16
Bộ: thổ 土 (+13 nét)
Lục thư: hình thanh & hội ý
Hình thái:
Nét bút: フ一ノ丨フ一丶一丶ノ一一丨一丨一
Thương Hiệt: SJG (尸十土)
Unicode: U+58C1
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: ㄅㄧˋ
Âm Nôm: bệch, bích, vách
Âm Nhật (onyomi): ヘキ (heki)
Âm Nhật (kunyomi): かべ (kabe)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: bek3, bik1, bik3

Tự hình 4

Dị thể 2

Chữ gần giống 12

1/1

bích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bức tường, bức vách, thành
2. dựng đứng, thẳng đứng
3. sao Bích (một trong Nhị thập bát tú)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bức vách. ◇Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: “Thử phương nhân gia đa dụng trúc li mộc bích giả” 此方人家多用竹籬木壁者 (Đệ nhất hồi) Ở vùng ấy các nhà phần đông dùng giậu tre vách ván cả.
2. (Danh) Sườn núi dốc. ◇Liêu trai chí dị 聊齋志異: “Tự niệm bất như tử, phẫn đầu tuyệt bích” 自念不如死, 憤投絕壁 (Tam sanh 三生) Tự nghĩ thà chết còn hơn, phẫn hận đâm đầu xuống vực thẳm.
3. (Danh) Sao “Bích”.
4. (Danh) Lũy đắp trong trại quân. ◇Sử Kí 史記: “Chư hầu quân cứu Cự Lộc hạ giả thập dư bích, mạc cảm túng binh” 諸侯軍救鉅鹿下者十餘壁, 莫敢縱兵 (Hạng Vũ bổn kỉ 項羽本紀) Quân chư hầu đến cứu Cự Lộc đóng tới mười doanh lũy mà đều không dám xuất quân.

Từ điển Thiều Chửu

① Bức vách.
② Sườn núi dốc.
③ Sao bích.
④ Luỹ đắp trong trại quân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tường, vách: 墻壁 Vách tường, bức tường; 銅墻鐵壁 Thành đồng vách sắt;
② Vách đá, vách núi: 絕壁 Vách đá cheo leo; 峭壁 Vách núi dựng đứng;
③ Tường xây quanh trại lính: 堅壁清野 Tường kiên cố vườn trống không; 作壁上觀 Dửng dưng nhìn xem, bàng quan;
④ [Bì] Sao Bích.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bức tường — Cái luỹ bằng đất đắp lên ngăn giặc — Vách núi — Trong bạch thoại có nhĩa là phương diện — tên người, tức Bùi Huy Bích 1744-1818, tự là Huy Chương, hiệu là Tồn Am, lại có hiệu là Tồn Ông, người xã Định Công, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, Bắc phần Việt Nam, đậu tiến sĩ Nhị giáp năm 1769, niên hiệu Cảnh Hưng 30 đời Lê Hiền Tông, giữ chức Đốc đồng tại Nghệ An, sau đem binh chống Tây Sơn thất bại, tới ở ẩn tại vùng Sơn Tây. Ông được phong tới chức Kế Liệt Hầu. Tác phẩm chữ Hán để lại có Nghệ An thi tập, Tồn Am văn tập và Lữ trung tạp thuyết.

Từ ghép 37