Có 1 kết quả:

怒 nộ

1/1

nộ

U+6012, tổng 9 nét, bộ tâm 心 (+5 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

giận, nổi cáu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giận dữ, cáu tức. ◎Như: “phẫn nộ” 憤怒 phẫn hận, nổi giận. ◇Đỗ Phủ 杜甫: “Lại hô nhất hà nộ, Phụ đề nhất hà khổ” 吏呼一何怒, 婦啼一何苦 (Thạch Hào lại 石壕吏) Kẻ lại giận dữ hò hét, Bà già kêu khóc khổ sở.
2. (Động) Khiển trách. ◇Lễ Kí 禮記: “Nhược bất khả giáo nhi hậu nộ chi” 若不可教而後怒之 (Nội tắc 內則) Nếu không dạy được, thì sau mới quở trách.
3. (Danh) Sự giận dữ, lòng cáu tức. ◎Như: “não tu thành nộ” 惱羞成怒 xấu hổ quá thành ra giận dữ. ◇Luận Ngữ 論語: “Bất thiên nộ, bất nhị quá” 不遷怒, 不貳過 (Ung dã 雍也) Không có tính giận lây, không có lỗi nào phạm tới hai lần.
4. (Tính) Vẻ giận, tức. ◎Như: “nộ khí xung thiên” 怒氣衝天 khí giận bừng bừng (xông lên tới trời).
5. (Tính) Cứng cỏi, cường ngạnh. ◎Như: “nộ mã” 怒馬 ngựa bất kham.
6. (Tính) Khí thế mạnh mẽ. ◎Như: “nộ trào” 怒潮 thủy triều lớn mạnh, “nộ đào” 怒濤 sóng dữ.
7. (Phó) Đầy dẫy, thịnh vượng. ◎Như: “tâm hoa nộ phóng” 心花怒放 lòng như mở hội. ◇Trang Tử 莊子: “Thảo mộc nộ sanh” 草木怒生 (Ngoại vật 外物) Cây cỏ mọc tưng bừng.
8. (Phó) Phấn phát, hăng hái. ◇Trang Tử 莊子: “Nộ nhi phi, kì dực nhược thùy thiên chi vân” 怒而飛, 其翼若垂天之雲 (Tiêu dao du 逍遙遊) Vùng dậy mà bay, cánh nó như đám mây rủ ngang trời.

Từ điển Thiều Chửu

① Giận, cảm thấy một sự gì trái ý mà nổi cơn cáu tức lên gọi là chấn nộ 震怒 nghĩa là đùng đùng như sấm như sét, phần nhiều chỉ về sự giận của người tôn quý.
② Phấn phát, khí thế mạnh dữ không thể át được gọi là nộ, như nộ trào 怒潮 sóng dữ, nộ mã 怒馬 ngựa bất kham, thảo mộc nộ sinh 草木怒生 cây cỏ mọc tung, v.v.
③ Oai thế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tức giận;
② Khí thế mạnh mẽ: 怒馬 Ngựa bất kham; 草木怒生 Cây cỏ mọc rộ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giận dữ. Td: Phẫn nộ — Mạnh mẽ, dữ dội — Người Triệu Ân đời nhà Đường nói rằng: 怒 者常情笑者不測 ( Nộ giả thường tình tiếu giả bất khả trắc ). Có điều gì không bằng lòng mà giận thì là thường tình, chứ cười thì khó lường được. » Giận dầu ra, dạ thế thường, cười dầu mới thực không lường hiểm sâu « ( Kiều ).

Tự hình 4

Dị thể 4

Chữ gần giống 2

Từ ghép 21

Một số bài thơ có sử dụng