Có 1 kết quả:

tụng

1/1

tụng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đọc to và rõ
2. tụng kinh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngâm, đọc. ◎Như: “lãng tụng” 朗誦 đọc rành rọt.
2. (Động) Khen ngợi. § Thông “tụng” 頌. ◎Như: “xưng tụng” 稱誦 ca ngợi.
3. (Động) Kể, thuật, nói lại. ◇Mạnh Tử 孟子: “Tụng Nghiêu chi ngôn” 誦堯之言 (Cáo tử hạ 告子下) Thuật lại lời của vua Nghiêu.
4. (Động) Thuộc lòng. ◎Như: “bội tụng” 背誦 đọc thuộc lòng. ◇Đỗ Phủ 杜甫: “Quần thư vạn quyển thường ám tụng” 詩群書萬卷常暗誦 (Khả thán 可歎) Hàng vạn cuốn sách thường thầm đọc thuộc lòng.
5. (Động) Oán trách.
6. (Danh) Bài tụng, thơ văn. ◇Thi Kinh 詩經: “Gia Phụ tác tụng” 家父作誦 (Tiểu nhã 小雅, Tiết nam san 節南山) (Đại phu) Gia Phụ làm thơ văn.
7. (Phó) Công khai. § Thông “tụng” 頌. ◎Như: “tụng ngôn” 誦言 nói công khai. § Cũng như “công ngôn” 公言.

Từ điển Thiều Chửu

① Tụng rành rọt, đọc sách lên giọng cho rành rọt gọi là tụng.
② Khen ngợi, như xưng tụng 稱誦
③ Bài tụng, như bài thơ.
④ Oán trách.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đọc, ngâm: 誦詩 Ngâm thơ, đọc thơ; 朗誦詩歌 Bình thơ;
② Kể, nói lại;
③ (văn) Khen ngợi: 稱誦 Xưng tụng, ca ngợi;
④ (văn) Bài tụng;
⑤ (văn) Oán trách.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đọc lớn tiếng.

Từ ghép 6