Có 1 kết quả:

đỗ
Âm Hán Việt: đỗ
Tổng nét: 7
Bộ: mộc 木 (+3 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: 一丨ノ丶一丨一
Thương Hiệt: DG (木土)
Unicode: U+675C
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: ㄉㄨˋ
Âm Nôm: đậu, đỏ, đổ, đũa
Âm Nhật (onyomi): ト (to), トウ (tō), ズ (zu)
Âm Nhật (kunyomi): もり (mori), ふさ.ぐ (fusa.gu), やまなし (yamanashi)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: dou6

Tự hình 5

Dị thể 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

1/1

đỗ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cây đỗ (còn gọi là cây đường lê)
2. ngăn chặn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây đỗ (một loại đường lê), gỗ dùng làm nguyên liệu.
2. (Danh) Một thứ cỏ thơm.
3. (Danh) Họ “Đỗ”.
4. (Động) Ngăn chận, chấm dứt. ◎Như: “đỗ tuyệt tư tệ” 杜絕私弊 ngăn chận, chấm dứt những tệ hại riêng. ◇Phù sanh lục kí 浮生六記: “Trình huyện lập án, dĩ đỗ hậu hoạn khả dã” 呈縣立案, 以杜後患可也 (Khảm kha kí sầu 坎坷記愁) Báo huyện làm án kiện, để có thể ngăn ngừa hậu hoạn.
5. (Động) Bày đặt, bịa đặt. ◎Như: “đỗ soạn” 杜撰 bày đặt không có căn cứ, bịa đặt, niết tạo, hư cấu. § Ghi chú: “Đỗ Mặc” 杜默 người đời Tống, làm thơ phần nhiều sai luật, nên nói “đỗ soạn” 杜撰 là không hợp cách.
6. (Động) Bài trừ, cự tuyệt.
7. (Tính) (Thuộc về) bản xứ. ◎Như: “đỗ bố” 杜布 vải bản xứ, “đỗ mễ” 杜米 gạo bản xứ.

Từ điển Thiều Chửu

① Cây đỗ (một loài lê).
② Một thứ cỏ thơm.
③ Lấp, như đỗ tuyệt tư tệ 杜絕私弊 lấp hết tệ riêng.
④ Phàm sự gì tự ý bày vẽ ra không có bằng cứ gì gọi là đỗ soạn 杜撰.
⑤ Tục gọi cái gì xuất bản ở đất mình là đỗ, như đỗ bố 杜布 vải bản xứ, đỗ mễ 杜米 gạo bản xứ, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cây đường lê (thường gọi là cây đỗ);
② Một thứ cỏ thơm;
③ Chặn lại, chấm dứt: 杜門謝客 Đóng cửa không tiếp khách; 以杜流弊 Ngăn chặn các thói xấu;
④ Bày vẽ vô căn cứ. 【杜撰】đỗ soạn [dùzhuàn] Bịa đặt, nặn ra: 這個故事寫的是眞人眞事,不是杜撰的 Câu chuyện này viết về người thật việc thật, không phải bịa đặt;
⑤ (Thuộc) bản xứ: 杜布 Vải bản xứ, vải nội; 杜米 Gạo bản xứ;
⑥ [Dù] (Họ) Đỗ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại cây, còn gọi là Cam Đường — Lấp nghẹt — Họ người.

Từ ghép 8