Có 1 kết quả:

vạn
Âm Hán Việt: vạn
Tổng nét: 4
Bộ: thập 十 (+2 nét)
Nét bút: フ一丨一
Thương Hiệt: VX (女重)
Unicode: U+5350
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất thấp
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất thấp

Âm đọc khác

Âm Pinyin: wàn ㄨㄢˋ

Tự hình 1

Dị thể 1

Bình luận 0

1/1

vạn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dấu của nhà Phật

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) § Theo Thiều Chửu: Chữ này trong kinh truyện không có, chỉ trong kinh nhà Phật có thôi. Nhà “Phật” 佛 nói rằng khi Phật giáng sinh trước ngực có hiện ra hình chữ 卐 người sau mới biết chữ ấy. Trong bộ “Hoa Nghiêm” 華嚴 âm nghĩa nói rằng: chữ 卐 nguyên không có, đến niên hiệu Tràng Thọ thứ hai đời nhà Chu mới chế ra và âm là “vạn”, nghĩa là muôn đức tốt lành đều họp cả ở đấy: “cát tường vạn đức chi sở tập” 吉祥萬德之所集. Lại chữ 卐, nguyên tiếng Phạn là Srivatsalaksana. “Cưu Ma La Thập” 鳩摩羅什 (344-413), “Huyền Trang” 玄奘 (600-664) dịch là “đức” 德, ngài “Bồ-Đề Lưu-Chi” 菩提流支 dịch là “vạn” 萬. Tương truyền bên Ấn Độ là tướng cát tường; dịch là “đức” là nói về công đức; dịch là “vạn” là nói về công đức đầy đủ. Song nguyên 卐 là hình tướng chứ không phải chữ, cho nên dịch là cát-tường hải-vân-tướng mà theo hình xoay về bên hữu là phải hơn. Vì xem như nhiễu Phật thì nhiễu về bên hữu, hào quang của Phật ở khoảng lông mày phóng ra cũng xoay về bên hữu, thì biết xoay về bên hữu mới là tướng cát tường, có chỗ làm xoay về bên tả 卍 là lầm.

Từ điển Thiều Chửu

① Chữ này trong kinh truyện không có, chỉ trong kinh nhà Phật có thôi. Nhà Phật nói rằng khi Phật giáng sinh trước ngực có hiện ra hình chữ 卐 người sau mới biết chữ ấy. Trong bộ Hoa-nghiêm âm nghĩa nói rằng: chữ 卐 nguyên không có, đến niên hiệu Tràng-thọ thứ hai đời nhà Chu mới chế ra và âm là vạn, nghĩa là muôn đức tốt lành đều họp cả ở đấy. Lại chữ 卐, nguyên tiếng Phạm là Śrīvatsalakṣaṇa. Các ngài La-thập, Huyền-trang dịch là đức 德, ngài Bồ-đề lưu-chi dịch là vạn 萬.Ở bên Ấn-độ thì tương truyền là cái tướng cát tường, dịch là đức là nói về công đức, dịch là vạn là nói về công đức đầy đủ. Song nguyên 卐 là hình tướng chứ không phải chữ, cho nên dịch là cát-tường hải-vân-tướng mà theo hình xoay về bên hữu là phải hơn. Vì xem như nhiễu Phật thì nhiễu về bên hữu, hào quang của Phật ở khoảng lông mày phóng ra cũng xoay về bên hữu, thì biết xoay về bên hữu mới tà tướng cát-tường, có chỗ làm xoay về bên tả 卍 là lầm.

Từ điển Trần Văn Chánh

(Phạn ngữ) Vạn. Cv. 卍.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chữ Phạn, có nghĩa là rất tốt lành, được người Ấn Độ coi là biểu tượng của đạo Phật. Cũng viết 卍.