Có 1 kết quả:

vu
Âm Hán Việt: vu
Tổng nét: 9
Bộ: trúc 竹 (+3 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: ノ一丶ノ一丶一一丨
Thương Hiệt: HMD (竹一木)
Unicode: U+7AFD
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: trung bình
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: thấp

Âm đọc khác

Âm Pinyin: ㄩˊ
Âm Nôm: vu
Âm Nhật (onyomi): ウ (u)
Âm Nhật (kunyomi): ふえ (fue)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: jyu1, jyu4

Tự hình 3

Dị thể 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

1/1

vu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái vu (một loại nhạc cụ)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thứ nhạc khí thời cổ, giống như cái sênh, có ba mươi sáu quản, về sau bớt xuống còn hai mươi ba quản. § “Tề Tuyên Vương” 齊宣王 mỗi lần nghe thổi vu, lấy ba trăm người cùng thổi. “Nam Quách Xử Sĩ” 南郭處士 không biết thổi, ở lẫn vào trong số đó. Đến đời “Mẫn Vương” 湣王 chỉ thích nghe từng người thổi, nên Sử Sĩ phải trốn đi (Xem: “Hàn Phi Tử” 韓非子, “Nội trữ thuyết thượng” 內儲說上). Vì thế, “lạm vu” 濫竽 nghĩa là không có chân tài thật học, chỉ giữ chức vị làm vì cho đủ số.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vu, một thứ âm nhạc, giống như cái sênh, có ba mươi sáu cái vè đồng. Nam Quách Xử Sĩ 南郭處士 thổi vu cho Tề Tuyên Vương 齊宣王 nghe, mỗi lần lấy 300 người cùng thổi, đến đời Mân Vương 湣王 thì lại chỉ thích nghe từng người một thổi, nên Sử Sĩ bỏ trốn đi. Nay nói những người vô tài mà giữ chức quan là lạm vu 濫竽 là vì cớ ấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái vu (một loại nhạc khí thời cổ, giống cái khèn, có 36 cái lưỡi gà);
② Xem 濫竽 [lànyú].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một thứ nhạc khí thời cổ, dùng thổi lên, có 16 ống bằng trúc.