Có 5 kết quả:

悚 tủng慫 tủng漎 tủng竦 tủng聳 tủng

1/5

tủng

U+609A, tổng 10 nét, bộ tâm 心 (+7 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

sợ hãi, kinh khiếp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sợ hãi. ◇Tây du kí 西遊記: “Ngọc Đế kiến tấu, tủng cụ” 玉帝見奏, 悚懼 (Đệ ngũ hồi) Ngọc Hoàng nghe tâu, hoảng sợ.
2. (Động) Cung kính. ◇Tấn Thư 晉書: “Chỉnh phục khuynh tủng, ngôn tắc xưng tự” 整服傾悚, 言則稱字 (Diêu Hưng tái kí hạ 姚興載記下).
3. (Động) Đứng thẳng lên, đứng sừng sững, nhô lên cao. ◎Như: “tủng trĩ” 悚峙.
4. (Phó) Vui mừng. ◎Như: “tủng dược” 悚躍.

Từ điển Thiều Chửu

① Sợ.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nhát, sợ, sợ hãi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợ hãi.

Tự hình 2

Dị thể 2

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

tủng [túng]

U+616B, tổng 15 nét, bộ tâm 心 (+11 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Sợ sệt, hoảng sợ;
② 【慫恿】tủng dũng [sôngyông] Xúi, xúi bẩy, xúi giục: 慫恿打架 Xúi trẻ đánh nhau;
③ Như 恿.

Tự hình 1

Dị thể 1

Bình luận 0

tủng [tung, tùng]

U+6F0E, tổng 14 nét, bộ thuỷ 水 (+11 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển Trần Văn Chánh

【漎漎】tủng tủng [sôngsông] (văn) Mau chóng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mau lẹ. Nhanh — Một âm là Tung. Xem Tung.

Tự hình 1

Dị thể 2

Chữ gần giống 9

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

tủng

U+7AE6, tổng 12 nét, bộ lập 立 (+7 nét)
phồn & giản thể, hội ý

Từ điển phổ thông

sợ, động

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cung kính.
2. (Động) Nghển cổ, kiễng chân mà đứng. ◇Hán Thư 漢書: “Sĩ tốt giai San Đông nhân, tủng nhi vọng quy” 士卒皆山東人, 竦而望歸 (Hàn Vương Tín truyện 韓王信傳) Quân sĩ đều là người Sơn Đông, nghển cổ kiễng chân mong về.
3. (Động) Đứng thẳng, dựng đứng. ◇Tạ Linh Vận 謝靈運: “Tích thạch tủng lưỡng khê” 積石竦兩溪 (Phát quy lại tam bộc bố vọng Lưỡng Khê 發歸瀨三瀑布望兩溪 Đá chồng chất đứng thẳng ở Lưỡng Khê.
4. (Động) Cầm, nắm. ◇Khuất Nguyên 屈原: “Tủng trường kiếm hề ủng ấu ngải” 竦長劍兮擁幼艾 (Cửu ca 九歌, Thiểu tư mệnh 少司命) Cầm kiếm dài hề che chở trẻ già.
5. (Động) Phấn chấn. ◇Hán Thư 漢書: “Hậu tước lộc, tủng tinh thần, cử thiên hạ dĩ cầu chi hĩ” 厚爵祿, 竦精神, 舉天下以求之矣 (Giao tự chí hạ 郊祀志下) Nhiều tước vị bổng lộc, phấn chấn tinh thần, cả thiên hạ lấy làm mong mỏi vậy.
6. (Động) Sợ hãi, kinh hoảng. ◇Hàn Phi Tử 韓非子: “Minh quân vô vi ư thượng, Quần thần tủng cụ hồ hạ” 明君無為於上, 群臣竦懼乎下 (Chủ đạo 主道) Vua sáng suốt vô vi ở trên, Bề tôi kinh sợ ở dưới.
7. (Phó) Một cách cung kính. ◎Như: “tủng thính” 竦聽 kính cẩn lắng nghe.

Từ điển Thiều Chửu

① Kính, như tủng tức 竦息 có dạng kính ghín như người nhịn hơi không thở, tủng lập 竦立 đứng một cách kính cẩn mạnh mẽ.
② Sợ, động.
③ Cất lên.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Cung kính, kính trọng, trang trọng: 竦立 Đứng một cách nghiêm trang;
② Như 悚 [sông] (bộ 忄);
③ Cất lên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứng thẳng — Kính cẩn — Nhảy lên.

Tự hình 2

Dị thể 4

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

tủng

U+8073, tổng 17 nét, bộ nhĩ 耳 (+11 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. cao thẳng lên, cao vót
2. nhún
3. ghê, rợn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đứng thẳng lên, đứng sừng sững, nhô lên cao. ◎Như: “tủng kiên” 聳肩 nhún vai. ◇Đào Uyên Minh 陶淵明: “Lăng sầm tủng dật phong, Diêu chiêm giai kì tuyệt” 陵岑聳逸峰, 遙瞻皆奇絕 (Họa Quách Chủ Bộ 遊斜川) Gò núi sừng sững đỉnh cao, Xa ngắm đều đẹp vô cùng.
2. (Động) Khen ngợi, khuyến khích, tán dương. ◇Quốc ngữ 國學: “Nhi vi chi tủng thiện, nhi ức ác yên” 而為之聳善, 而抑惡焉 (Sở ngữ thượng 楚語上) Để tán dương đức lành, mà đè nén điều xấu vậy.
3. (Động) Sợ hãi, kinh động. ◎Như: “tủng cụ” 聳懼 kinh sợ, “tủng nhân thính văn” 聳人聽聞 làm cho kinh hoàng sửng sốt. § Cũng viết là 悚懼. ◇Tô Thức 蘇軾: “Dư kí tủng nhiên dị chi” 余既聳然異之 (Phương Sơn Tử truyện 方山子傳) Tôi lấy làm kinh dị.
4. (Tính) Điếc.
5. (Tính) Cao, chót vót. ◇Giản Văn Đế 簡文帝: “Tủng lâu bài thụ xuất, Khích điệp đái giang thanh” 聳樓排樹出, 郤堞帶江清 (Đăng phong hỏa lâu 登烽火樓) Lầu cao bày ra rừng cây, Tường thấp đeo dải sông xanh.

Từ điển Thiều Chửu

① Cao vót.
② Rung động, như tủng cụ 聳懼 nhức sợ. Cũng viết là 悚懼.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cao vót: 高山聳立 Núi cao sừng sững;
② Nhún: 聳一聳肩膀 Nhún vai một cái;
③ Ghê, rợn: 聳懼 Ghê sợ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điếc. Không nghe được — Cao và thẳng — Tưởng thưởng khuyến khích — Sợ hãi — Kính cẩn.

Tự hình 3

Dị thể 2

Chữ gần giống 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0