Có 1 kết quả:

tai
Âm Hán Việt: tai
Tổng nét: 7
Bộ: hoả 火 (+3 nét)
Lục thư: hình thanh & hội ý
Hình thái:
Nét bút: フフフ丶ノノ丶
Thương Hiệt: VVF (女女火)
Unicode: U+707D
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: zāi ㄗㄞ
Âm Nôm: tai
Âm Nhật (onyomi): サイ (sai)
Âm Nhật (kunyomi): わざわ.い (wazawa.i)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: zoi1

Tự hình 6

Dị thể 2

1/1

tai

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cháy nhà
2. tai ương

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nạn, họa hại (như lụt lội, cháy, đói kém, chiến tranh). ◎Như: “thủy tai” 水災 nạn lụt, “hạn tai” 旱災 nạn hạn hán.
2. (Danh) Sự không may, điều bất hạnh, vạ. ◎Như: “chiêu tai nhạ họa” 招災惹禍 chuốc lấy những chuyện không may, “một bệnh một tai” 沒病沒災 không bệnh không vạ.
3. (Tính) Gặp phải tai vạ, hoạn nạn. ◎Như: “tai dân” 災民 dân bị tai vạ, “tai khu” 災區 khu vực gặp nạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cháy nhà.
② Tai vạ, những sự trời đất biến lạ, những sự không may đều gọi là tai cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Thiên) tai, nạn, tai vạ, tai nạn, điều không may: 旱災 Nạn hạn hán; 水災 Nạn lụt; 防災 Đề phòng thiên tai;
② (văn) Cháy nhà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lửa của trời — Điều hại lớn lao xảy tới. Đoạn trường tân thanh có câu: » Có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một vần «.

Từ ghép 26