Có 1 kết quả:

mẫn
Âm Hán Việt: mẫn
Tổng nét: 12
Bộ: môn 門 (+4 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: 丨フ一一丨フ一一丶一ノ丶
Thương Hiệt: ANYK (日弓卜大)
Unicode: U+9594
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: trung bình

Âm đọc khác

Âm Pinyin: mín ㄇㄧㄣˊ, mǐn ㄇㄧㄣˇ
Âm Nhật (onyomi): ビン (bin), ミン (min)
Âm Nhật (kunyomi): あわ.れむ (awa.remu), うれ.える (ure.eru)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: man5

Tự hình 3

Dị thể 2

Một số bài thơ có sử dụng

1/1

mẫn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lo lắng
2. ốm đau, chết chóc
3. gắng gỏi
4. họ Mẫn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thương xót. § Thông “mẫn” 愍.
2. (Động) Lo lắng, ưu tâm. ◇Mạnh Tử 孟子: “Tống nhân hữu mẫn kì miêu chi bất trưởng nhi yết chi giả” 宋人有閔其苗之不長而揠之者 (Công Tôn Sửu thượng 公孫丑上) Có người nước Tống lo cho cây lúa non của mình không lớn nên nhón cao nó lên.
3. (Danh) Điều lo lắng, ưu hoạn.
4. (Danh) Họ “Mẫn”. ◎Như: “Mẫn Tử Khiên” 閔子騫.

Từ điển Thiều Chửu

① Lo lắng, các sự ốm đau chết chóc đều gọi là mẫn.
② Thương nhớ, cùng nghĩa với chữ mẫn 憫.
③ Gắng gỏi.
④ Họ Mẫn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lo lắng;
② Thương xót (như 憫 [mên], bộ 忄);
③ (văn) Gắng gỏi;
④ [Mên] (Họ) Mẫn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tới thăm nhà có tang — Xót thương — Bệnh nặng — Lo lắng — Mờ ám — Gắng sức.