Có 6 kết quả:

嚷 nhưỡng壤 nhưỡng攘 nhưỡng瀼 nhưỡng穰 nhưỡng釀 nhưỡng

1/6

nhưỡng [nhương, nhượng]

U+56B7, tổng 20 nét, bộ khẩu 口 (+17 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói to, quát tháo. ◎Như: “đại nhượng đại khiếu” 大嚷大叫 thét ầm lên. ◇Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: “Na ta nhân chỉ nhượng: Khoái thỉnh xuất Chân gia lai” 那些人只嚷: 快請出甄爺來 (Đệ nhị hồi) Tên kia nói to: Mau mời ông Chân ra đây.
2. (Động) Làm ầm, làm ồn. ◎Như: “sảo nhượng” 吵嚷 làm rầm rĩ.
3. (Động) Trách, mắng (phương ngôn phía bắc Trung Quốc). ◎Như: “giá kiện sự nhược nhượng ma ma tri đạo hựu yếu nhượng ngã liễu” 這件事若讓媽媽知道又要嚷我了 việc này nếu để mẹ biết thì mẹ sẽ mắng tôi.

Từ điển Trần Văn Chánh

Thét to, quát tháo: 大嚷大叫 Thét ầm lên; 你別嚷了 Anh đừng thét ầm lên. Xem 嚷 [rang].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng người nói ồn ào.

Tự hình 2

Dị thể 1

Bình luận 0

nhưỡng

U+58E4, tổng 20 nét, bộ thổ 土 (+17 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

1. đất mềm
2. Trái Đất

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đất mềm, xốp.
2. (Danh) Đất trồng trọt. ◇Quản Tử 管子: “Nhưỡng địa phì nhiêu, tắc tang ma dị thực dã” 壤地肥饒, 則桑麻易植也 (Bát quan 八觀) Đất canh tác phì nhiêu, thì tang gai dễ trồng.
3. (Danh) Đất. ◎Như: “thiên nhưỡng chi biệt” 天壤之別 khác nhau một trời một vực.
4. (Danh) Khu vực, địa khu. ◎Như: “cùng hương tích nhưỡng” 窮鄉僻壤 vùng hẻo lánh xa xôi.
5. (Danh) § Xem “kích nhưỡng” 擊壤.
6. (Động) Tiếp giáp. ◇Sử Kí 史記: “Thả phù Hàn, Ngụy chi sở dĩ trọng úy Tần giả, vi dữ Tần tiếp cảnh nhưỡng giới dã” 且夫韓, 魏之所以重畏秦者, 為與秦接境壤界也 (Tô Tần truyện 蘇秦傳) Vả lại, Hàn, Ngụy sở dĩ khiếp sợ Tần là vì bờ cõi tiếp giáp nước Tần.
7. (Tính) Trúng mùa, thu hoạch tốt, trù phú. § Thông “nhưỡng” 穰. ◇Trang Tử 莊子: “Cư tam niên, Úy Lũy đại nhưỡng” 居三年, 畏壘大壤 (Canh Tang Sở 庚桑楚) Ở được ba năm, miền Úy Lũy trúng mùa lớn.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðất mềm.
② Quả đất, như thiên nhưỡng 天壤 trời đất.
③ Giàu có đầy đủ, cùng nghĩa như chữ nhưỡng 攘.
④ Bị hại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đất xốp, đất mềm: 土壤 Thổ nhưỡng, chất đất, đất đai;
② Đất, quả đất: 天壤之別 Khác nhau như trời với đất (một trời một vực);
③ (văn) Giàu có đầy đủ (dùng như 穰, bộ 禾);
④ (văn) Bị hại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đất mềm — Chỉ chung đất đai.

Tự hình 4

Dị thể 4

Từ ghép 6

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nhưỡng [nhương, nhượng]

U+6518, tổng 20 nét, bộ thủ 手 (+17 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lấy cắp, ăn trộm. ◇Mạnh Tử 孟子: “Kim hữu nhân nhật nhương kì lân chi kê giả, hoặc cáo chi viết: Thị phi quân tử chi đạo” 今有人日攘其鄰之雞者, 或告之曰: 是非君子之道 (Đằng Văn Công hạ 滕文公下) Nay có người ngày trộm gà của hàng xóm, có kẻ tố cáo, nói rằng: Đó không phải là đạo của bậc quân tử.
2. (Động) Vén tay. ◇Tào Thực 曹植: “Nhương tụ kiến tố thủ” 攘袖見素手 (Mĩ nữ thiên 美女篇) Vén tay áo, thấy tay trắng nõn.
3. (Động) Xâm đoạt. ◇Trang Tử 莊子: “Chư hầu bạo loạn, thiện tương nhương phạt, dĩ tàn dân nhân” 諸侯暴亂, 擅相攘伐, 以殘民人 (Ngư phủ 漁父) Chư hầu bạo loạn, đánh chiếm lẫn nhau, khiến dân tàn mạt.
4. (Động) Dẹp trừ, bài trừ. ◇Tả truyện 左傳: “Hoàn Công cứu Trung Quốc nhi nhương Di Địch” 桓公救中國而攘夷狄 (Hi Công tứ niên 僖公四年) Hoàn Công cứu Trung Quốc mà dẹp trừ rợ Di, rợ Địch.
5. (Động) Hàm nhẫn được, cam chịu. § Thông “nhượng” 讓.
6. (Động) Tế thần để trừ điều chẳng lành. § Thông “nhương” 禳.
7. Một âm là “nhưỡng”. (Động) Nhiễu loạn, rối loạn. ◇Hoài Nam Tử 淮南子: “Cố chí ư nhưỡng thiên hạ, hại bách tính” 故至於攘天下, 害百姓 (Binh lược 兵略) Cho nên đến cả nhiễu loạn thiên hạ, làm hại trăm họ.

Từ điển Thiều Chửu

① Lõng bắt lấy, ăn trộm.
② Ðẩy ra, đuổi đi được.
③ Trừ.
④ Hàm nhẫn được.
⑤ Một âm là nhưỡng. Rối loạn.
⑥ Cùng nghĩa như chữ nhưỡng 禳.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Cướp: 攘奪 Cướp đoạt, chiếm lấy;
② Xua đuổi, bài trừ: 攘敵 Đuổi giặc; 攘除 Trừ dẹp;
③ Ăn trộm, lấy cắp: 攘羊 Ăn cắp dê;
④ Quấy rối, rối loạn: 攘攘 Rối loạn, rối ren;
⑤ (văn) Vớt lên, kéo lên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gây rối. Làm loạn — Một âm khác là Nhương. Xem Nhương.

Tự hình 2

Dị thể 7

Chữ gần giống 5

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nhưỡng [nhương, nhượng]

U+703C, tổng 20 nét, bộ thuỷ 水 (+17 nét)
phồn & giản thể

nhưỡng [nhương]

U+7A70, tổng 22 nét, bộ hoà 禾 (+17 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thân cây lúa.
2. (Danh) Phần cơm trái ăn được của dưa, quả. § Thông “nhương” 瓤.
3. (Tính) Được mùa. ◇Lục Du 陸游: “Lão bệnh gia cư hạnh tuế nhương, Vị kiêm nam bắc ứ khô tràng” 老病家居幸歲穰, 味兼南北飫枯腸 (Nhàn cư đối thực thư quý 閑居對食書媿) Già bệnh ở nhà may năm được mùa, Mùi vị gồm cả nam bắc ăn no nê cái ruột rỗng khô (đói).
4. Một âm là “nhưỡng”. (Tính) Đông nhiều, phồn thịnh. ◇Thủy hử truyện 水滸傳: “Cao Đường châu thành trì tuy tiểu, nhân vật trù nhưỡng, quân quảng lương đa, bất khả khinh địch” 高唐州城池雖小, 人物稠穰, 軍廣糧多, 不可輕敵 (Đệ ngũ thập nhị hồi) Châu Cao Đường thành trì tuy nhỏ, người vật phồn thịnh, quân đông lương nhiều, không thể coi thường quân địch.
5. (Tính) Rối loạn, phiền loạn. ◇Mạnh Hán Khanh 孟漢卿: “Bất do cha tâm tự nhưỡng” 不由咱心緒穰 (Ma hợp la 魔合羅, Đệ tam chiết 第三折) Chẳng phải vì mối lòng ta bối rối.
6. (Động) Cầu phúc, cầu đảo. ◎Như: “chúc nhưỡng” 祝穰 cầu phúc.

Từ điển Thiều Chửu

① Thân cây lúa. Nhương nhương 穰穰 bông lúa sai núc nỉu, suy rộng ra, phàm vật gì nhiều tốt đều gọi là nhương nhương cả.
② Một âm là nhưỡng. Hạo nhưỡng 浩穰 đông đúc nhiều nhõi.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Dân đông đúc, hưng thịnh, thịnh vượng: 長安中浩穰 Trong Trường An dân cư đông đúc (Hán thư).

Tự hình 2

Dị thể 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nhưỡng

U+91C0, tổng 24 nét, bộ dậu 酉 (+17 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. gây nên
2. dựng, cất

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gây, cất. ◎Như: “nhưỡng tửu” 釀酒 gây rượu, cất rượu, “nhưỡng mật” 釀蜜 gây mật.
2. (Động) Gây nên, dựng nên. ◎Như: “nhưỡng họa” 釀禍 gây ra tai vạ.
3. (Danh) Rượu. ◎Như: “giai nhưỡng” 佳釀 rượu ngon. ◇Tống sử 宋史: “Chử trà dã nhưỡng, túc dĩ tiêu ưu” 渚茶野釀, 足以銷憂 (Tô Thuấn Khâm 蘇舜欽傳) Nấu trà rượu quê, đủ để tiêu hết lo buồn.

Từ điển Thiều Chửu

① Gây, cất. Như nhưỡng tửu 釀酒 gây rượu, cất rượu.
② Gây lên. Như nhưỡng hoạ 釀禍 gây lên vạ.
③ Thái lẫn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cất, gây: 釀酒 Cất rượu; 蜜蜂釀蜜 Ong gây mật;
② (văn) Gây nên: 釀 禍 Gây nên hoạ (vạ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cất rượu — Rượu — Tạo thành.

Tự hình 2

Dị thể 2

Chữ gần giống 1

Từ ghép 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0