Có 6 kết quả:

井 tĩnh睜 tĩnh竫 tĩnh靖 tĩnh靚 tĩnh靜 tĩnh

1/6

tĩnh [tranh]

U+775C, tổng 13 nét, bộ mục 目 (+8 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

lườm, trợn mắt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mở mắt. ◇Tây du kí 西遊記: “Hài nhi môn, tĩnh nhãn” 孩兒們, 睜眼 (Đệ nhị hồi) Các con, hãy mở mắt ra.
2. (Động) Trợn mắt. ◇Thủy hử truyện 水滸傳: “Lâm Xung chánh một hảo khí, na lí đáp ứng, viên tĩnh quái nhãn, đảo thụ hổ tu, đĩnh trước bốc đao, thương tương lai, đấu na cá đại hán” 林沖正沒好氣, 那裏答應, 圓睜怪眼, 倒豎虎鬚, 挺著朴刀, 搶將來, 鬥那個大漢 (Đệ thập nhị hồi) Lâm Xung đương lúc bực mình nên không trả lời, trợn tròn đôi mắt, chòm râu dựng ngược, múa bốc đao, đưa thương ra đánh người to lớn kia.
3. § Tục đọc là “tranh”.

Từ điển Thiều Chửu

① Lườm.
② Trợn mắt. Tục đọc là chữ tranh.

Tự hình 2

Dị thể 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

tĩnh

U+7AEB, tổng 11 nét, bộ lập 立 (+6 nét)
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thêu dệt lời nói để làm động lòng người

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bịa đặt, ngụy tạo. ◎Như: “tĩnh ngôn” 竫言 lời nói thêu dệt.
2. (Phó) Yên, không cử động. § Thông “tĩnh” 靜.

Từ điển Thiều Chửu

① Giống người nước Chim Chích, giống người nhỏ bé.
② Soạn, trọn.
③ Cùng nghĩa với chữ tĩnh 靜.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Yên tĩnh;
② 【竫言】tĩnh ngôn [jìngyán] Thêu dệt lời nói để làm động lòng người.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Tĩnh 靜.

Tự hình 2

Chữ gần giống 4

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

tĩnh [tịnh]

U+9756, tổng 13 nét, bộ lập 立 (+8 nét), thanh 青 (+5 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

1. yên lặng
2. yên ổn

Từ điển Thiều Chửu

① Yên. Như an tĩnh 安靖 yên lặng, bình tĩnh 平靖, v.v.
② Mưu.
③ Trị.
④ Nghĩ.
⑤ Cùng nghĩa với chữ tĩnh 靜.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Yên ổn, yên tĩnh (như 靜): 安靖 Yên lặng;
② Bình định, dẹp yên, trị yên;
③ (văn) Nghĩ, mưu tính;
④ (văn) Thu xếp, sắp đặt;
⑤ (văn) Tán tụng giữa đám đông;
⑥ (văn) Nhỏ nhắn;
⑦ (văn) Cung kính;
⑧ [Jìng] (Họ) Tĩnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứng yên — Yên ổn — Làm cho yên.

Tự hình 2

Dị thể 2

Từ ghép 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

tĩnh [tịnh]

U+975A, tổng 15 nét, bộ thanh 青 (+7 nét)
phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lộng lẫy, xinh đẹp. ◇Hậu Hán Thư 後漢書: “Chiêu Quân phong dong tịnh sức, quang minh Hán cung” 昭君豐容靚飾, 光明漢宮 (Nam Hung Nô truyện 南匈奴傳) Chiêu Quân vẻ đẹp lộng lẫy, chiếu sáng rực rỡ cung điện nhà Hán.
2. (Tính) Yên tĩnh, trầm tĩnh. § Thông “tĩnh” 靜.
3. (Tính) Nhàn tĩnh, nhàn thục. § Thông “tĩnh” 靜. ◇Cống Sư Thái 貢師泰: “Ý thái nhàn thả tĩnh, Khí nhược lan huệ phương” 意態閑且靚, 氣若蘭蕙芳 (Nghĩ cổ 擬古).
4. (Tính) Tường tận, kĩ càng. § Thông “tĩnh” 靖.

Tự hình 2

Dị thể 5

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

tĩnh [tịnh]

U+975C, tổng 16 nét, bộ thanh 青 (+8 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. yên lặng
2. yên ổn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giữ yên lặng, an định. § Đối lại với “động” 動. ◎Như: “thụ dục tĩnh nhi phong bất chỉ” 樹欲靜而風不止 cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. § Ghi chú: Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là “tĩnh”. Nhà Phật có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là “tĩnh”. Tống Nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép “chủ tĩnh” 主靜.
2. (Tính) Yên, không cử động. ◎Như: “phong bình lãng tĩnh” 風平浪靜 gió yên sóng lặng.
3. (Tính) Lặng, không tiếng động. ◎Như: “canh thâm dạ tĩnh” 更深夜靜 canh khuya đêm lặng. ◇Lục Thải 陸采: “Ngưu dương dĩ hạ san kính tĩnh” 牛羊已下山徑靜 (Hoài hương kí 懷香記) Bò và cừu đã xuống núi, lối nhỏ yên lặng.
4. (Tính) Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
5. (Tính) Trong trắng, trinh bạch, trinh tĩnh. ◇Thi Kinh 詩經: “Tĩnh nữ kì xu, Sĩ ngã ư thành ngung” 靜女其姝, 俟我於城隅 (Bội phong 邶風, Tĩnh nữ 靜女) Người con gái trinh tĩnh xinh đẹp, Đợi ta ở góc thành.
6. (Tính) Điềm đạm. ◇Đỗ Phủ 杜甫: “Thái hầu tĩnh giả ý hữu dư, Thanh dạ trí tửu lâm tiền trừ” 蔡侯靜者意有餘, 清夜置酒臨前除 (Tống Khổng Sào Phụ 送孔巢父) Quan hầu tước họ Thái, người điềm đạm, hàm nhiều ý tứ, Đêm thanh bày rượu ở hiên trước.
7. (Danh) Mưu, mưu tính.
8. (Danh) Họ “Tĩnh”.
9. (Phó) Lặng lẽ, yên lặng. ◇Hậu Hán Thư 後漢書: “Hạp môn tĩnh cư” 闔門靜居 (Đặng Vũ truyện 鄧禹傳) Đóng cửa ở yên.
10. Cũng viết là 静.

Từ điển Thiều Chửu

① Tĩnh 靜, trái lại với động 動. Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là tĩnh. Nhà Phật có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là tĩnh. Tống nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép chủ tĩnh 主靜.
② Yên tĩnh, không có tiếng động.
③ Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
④ Mưu.
⑤ Trinh tĩnh.
⑥ Thanh sạch.
⑦ Nói sức ra, nói văn sức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: 安靜 Im lặng; 風平浪靜 Bể yên sóng lặng; 寧靜 Yên tĩnh; 靜謐 Tĩnh mịch; 是日風靜 Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); 天下乃靜 Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: 靜女其姝 Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hoà;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên lặng, không có tiếng động. Cũng là tiếng nhà Phật, chỉ tình trạng đã tự giải thoát được, yên lặng không còn gì. Truyện Hoa Tiên : » Rừng thiền cõi tĩnh là nhiều « — Yên ổn không có gì xảy ra.

Tự hình 4

Dị thể 2

Chữ gần giống 3

Từ ghép 19

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0