Có 1 kết quả:

nịnh
Âm Hán Việt: nịnh
Tổng nét: 7
Bộ: nhân 人 (+5 nét)
Lục thư: hội ý
Hình thái:
Nét bút: ノ丨一一フノ一
Thương Hiệt: OMMV (人一一女)
Unicode: U+4F5E
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: thấp

Âm đọc khác

Âm Pinyin: nìng ㄋㄧㄥˋ
Âm Nôm: nạnh, nến, nính
Âm Nhật (onyomi): ネイ (nei)
Âm Nhật (kunyomi): おもね.る (omone.ru), よこしま (yokoshima)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: ning6

Tự hình 2

Dị thể 5

Chữ gần giống 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

1/1

nịnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tài giỏi
2. nịnh nọt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tài, tài năng (thường dùng làm lời nói tự nhún mình). ◎Như: “bất nịnh” 不佞 kẻ bất tài này.
2. (Danh) Kẻ dùng lời khôn khéo nhưng giả dối để khen người. ◎Như: “gian nịnh” 奸佞 người ton hót gian dối, “tà nịnh” 邪佞 kẻ nịnh bợ gian tà.
3. (Động) Nịnh nọt, bợ đỡ, tâng bốc, siểm mị. ◎Như: “nịnh siểm” 佞諂 nịnh nọt.
4. (Động) Làm cho mê hoặc. ◇Nguyên Chẩn 元稹: “Gian thanh nhập nhĩ nịnh nhân tâm” 奸聲入耳佞人心 (Lập bộ kĩ 立部伎) Tiếng gian tà vào tai làm mê hoặc lòng người.
5. (Động) Mê muội, mê đắm vào sự gì. ◎Như: “nịnh Phật” 佞佛 mê đắm tin Phật, tín ngưỡng Phật giáo một cách mù quáng.
6. (Tính) Khéo ton hót, khéo bợ đỡ. ◎Như: “nịnh thần” 佞臣 bề tôi tâng bốc vua.

Từ điển Thiều Chửu

① Tài, mình tự nhún mình xưng là bất nịnh 不佞 kẻ chẳng tài này.
② Ton hót, nịnh nọt, nói khéo phò người gọi là nịnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nịnh: 姦佞 Gian nịnh;
② (cũ) Tài: 不佞 Bất tài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tâng bốc, làm vui lòng người khác để thủ lợi cho mình. Thơ Phan Văn Trị có câu: » Người trung mặt đỏ đôi tròng bạc, đứa nịnh râu hoe mấy sợi còi « — Giả bộ lương thiện, tốt đẹp.

Từ ghép 5