Có 3 kết quả:
义 nghĩa • 羛 nghĩa • 義 nghĩa
Từ điển phổ thông
nghĩa khí
Từ điển trích dẫn
1. Giản thể của chữ 義.
Từ điển Trần Văn Chánh
① (Việc) nghĩa, lẽ phải chăng, việc đáng phải làm, việc làm vì người khác, việc có lợi ích chung: 義舉 Hành động vì nghĩa; 見義勇爲 Dám làm việc nghĩa; 義師 Quân lính phục vụ cho chính nghĩa, nghĩa quân; 義倉 Kho chung; 義俠 Nghĩa hiệp; 結義 Kết nghĩa anh em;
② Tình, (tình) nghĩa: 無情無義 Vô tình vô nghĩa; 朋友的情義 Tình nghĩa bạn bè, tình bạn;
③ (Ý) nghĩa: 一詞多義 Một từ nhiều nghĩa; 定義 Định nghĩa; 文義 Ý nghĩa bài văn; 疑義 Ý nghĩa đáng ngờ;
④ Theo nghĩa thì, đúng lí thì.【義不容辭】 nghĩa bất dung từ [yìbùróngcí] Không thể thoái thác được, không thể từ chối được;
⑤ (cũ) Nuôi: 義父 Cha nuôi; 義女 Con gái nuôi;
⑥ Mượn của người khác, giả: 義髻 Búi tóc mượn (giả); 義肢 Chân tay giả.
② Tình, (tình) nghĩa: 無情無義 Vô tình vô nghĩa; 朋友的情義 Tình nghĩa bạn bè, tình bạn;
③ (Ý) nghĩa: 一詞多義 Một từ nhiều nghĩa; 定義 Định nghĩa; 文義 Ý nghĩa bài văn; 疑義 Ý nghĩa đáng ngờ;
④ Theo nghĩa thì, đúng lí thì.【義不容辭】 nghĩa bất dung từ [yìbùróngcí] Không thể thoái thác được, không thể từ chối được;
⑤ (cũ) Nuôi: 義父 Cha nuôi; 義女 Con gái nuôi;
⑥ Mượn của người khác, giả: 義髻 Búi tóc mượn (giả); 義肢 Chân tay giả.
Từ điển Trần Văn Chánh
Như 義
Tự hình 3
Dị thể 1
Từ ghép 14
Bình luận 0
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Như chữ Nghĩa 義 — Tên người, cũng viết là Nghĩa 義, tức Bùi Hữu Nghĩa, danh sĩ thời Nguyên, người làng Bình Thuỷ, Thuôc tỉnh Phong dinh ngày nay, đậu thủ khoa năm 1835, niên hiệu Minh Mệnh thứ 16, vì vậy thường được gọi là Thủ khoa Nghĩa. Mới đầu được bổ Tri huyện, sau bị cách chức, sung vào lính, rồi có công đánh giặc Cao Miên, được bổ Phó Quản cơ, Giữ đồn Vinh thông ở Châu đốc. Ít lâu sau, ông từ chức về nhà dạy học sống nhàn ( 1882-1888 ). Tác phẩm nôm có vở tuồng Kim Thạch kì duyên, nội dung đề cao lòng trung nghĩa.
Tự hình 2
Dị thể 1
Bình luận 0
Từ điển phổ thông
nghĩa khí
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Sự tình đúng với lẽ phải, thích hợp với đạo lí. ◇Luận Ngữ 論語: “Kiến nghĩa bất vi, vô dũng dã” 見義不為, 無勇也 (Vi chánh 為政) Thấy việc nghĩa mà không làm, là không có dũng vậy.
2. (Danh) Phép tắc. ◇Lã Thị Xuân Thu 呂氏春秋: “Vô thiên vô pha, tuân vương chi nghĩa” 無偏無頗, 遵王之義 (Mạnh xuân kỉ 孟春紀, Quý công 貴公) Không thiên lệch, noi theo phép tắc của vua.
3. (Danh) Ý tứ, nội dung của từ ngữ. ◎Như: “khảo luận văn nghĩa” 考論文義 phân tích luận giải nội dung bài văn, “tự nghĩa” 字義 ý nghĩa của chữ.
4. (Danh) Công dụng. ◇Tả truyện 左傳: “Cố quân tử động tắc tư lễ, hành tắc tư nghĩa” 故君子動則思禮, 行則思義 (Chiêu Công tam thập nhất niên 昭公三十一年) Cho nên bậc quân tử cử động thì nghĩ tới lễ, làm gì thì nghĩ tới công dụng của nó.
5. (Danh) Gọi tắt của nước “Nghĩa Đại Lợi” 義大利, tức là nước Ý (Italy).
6. (Danh) Họ “Nghĩa”.
7. (Tính) Hợp với lẽ phải, đúng với đạo lí. ◎Như: “nghĩa sư” 義師 quân đội lập nên vì chính nghĩa, “nghĩa cử” 義舉 hành vi vì đạo nghĩa, “nghĩa sĩ” 義士 người hành động vì lẽ phải. ◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: “Vọng hưng nghĩa sư, cộng tiết công phẫn, phù trì vương thất, chửng cứu lê dân” 望興義師, 共洩公憤, 扶持王室, 拯救黎民 (Đệ ngũ hồi 第五回) Mong dấy nghĩa quân, cùng hả lòng công phẫn, phò vua, cứu giúp dân lành.
8. (Tính) Dùng để chu cấp cho dân chúng nghèo khó. ◎Như: “nghĩa thương” 義倉 kho lương để cứu giúp dân khi mất mùa, “nghĩa thục” 義塾 trường học miễn phí.
9. (Tính) Lấy ân tình cố kết với nhau. ◎Như: “nghĩa phụ” 義父 cha nuôi, “nghĩa tử” 義子 con nuôi.
10. (Tính) Giả, để thay cho vật bị hư, mất. ◎Như: “nghĩa kế” 義髻 búi tóc giả mượn, “nghĩa chi” 義肢 chân tay giả, “nghĩa xỉ” 義齒 răng giả.
2. (Danh) Phép tắc. ◇Lã Thị Xuân Thu 呂氏春秋: “Vô thiên vô pha, tuân vương chi nghĩa” 無偏無頗, 遵王之義 (Mạnh xuân kỉ 孟春紀, Quý công 貴公) Không thiên lệch, noi theo phép tắc của vua.
3. (Danh) Ý tứ, nội dung của từ ngữ. ◎Như: “khảo luận văn nghĩa” 考論文義 phân tích luận giải nội dung bài văn, “tự nghĩa” 字義 ý nghĩa của chữ.
4. (Danh) Công dụng. ◇Tả truyện 左傳: “Cố quân tử động tắc tư lễ, hành tắc tư nghĩa” 故君子動則思禮, 行則思義 (Chiêu Công tam thập nhất niên 昭公三十一年) Cho nên bậc quân tử cử động thì nghĩ tới lễ, làm gì thì nghĩ tới công dụng của nó.
5. (Danh) Gọi tắt của nước “Nghĩa Đại Lợi” 義大利, tức là nước Ý (Italy).
6. (Danh) Họ “Nghĩa”.
7. (Tính) Hợp với lẽ phải, đúng với đạo lí. ◎Như: “nghĩa sư” 義師 quân đội lập nên vì chính nghĩa, “nghĩa cử” 義舉 hành vi vì đạo nghĩa, “nghĩa sĩ” 義士 người hành động vì lẽ phải. ◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: “Vọng hưng nghĩa sư, cộng tiết công phẫn, phù trì vương thất, chửng cứu lê dân” 望興義師, 共洩公憤, 扶持王室, 拯救黎民 (Đệ ngũ hồi 第五回) Mong dấy nghĩa quân, cùng hả lòng công phẫn, phò vua, cứu giúp dân lành.
8. (Tính) Dùng để chu cấp cho dân chúng nghèo khó. ◎Như: “nghĩa thương” 義倉 kho lương để cứu giúp dân khi mất mùa, “nghĩa thục” 義塾 trường học miễn phí.
9. (Tính) Lấy ân tình cố kết với nhau. ◎Như: “nghĩa phụ” 義父 cha nuôi, “nghĩa tử” 義子 con nuôi.
10. (Tính) Giả, để thay cho vật bị hư, mất. ◎Như: “nghĩa kế” 義髻 búi tóc giả mượn, “nghĩa chi” 義肢 chân tay giả, “nghĩa xỉ” 義齒 răng giả.
Từ điển Thiều Chửu
① Sự phải chăng, lẽ phải chăng, nên. Ðịnh liệu sự vật hợp với lẽ phải gọi là nghĩa.
② Ý nghĩa, như văn nghĩa 文義 nghĩa văn, nghi nghĩa 疑義 nghĩa ngờ.
③ Vì nghĩa, làm việc không có ý riêng về mình gọi là nghĩa. Như nghĩa sư 義師 quân đi vì nghĩa, không phải vì lợi mà sát phạt.
④ Cùng chung, như nghĩa thương 義倉 cái kho chung, nghĩa học 義學 nhà học chung, v.v.
⑤ Làm việc vì người là nghĩa, như nghĩa hiệp 義俠, nghĩa sĩ 義士, v.v.
⑥ Lấy ân cố kết với nhau là nghĩa, như kết nghĩa 結義 anh em kết nghĩa, nghĩa tử 義子 con nuôi, v.v. Vì thế nên cái gì phụ thêm ở trên cũng gọi là nghĩa, như nghĩa kế 義髻 búi tóc mượn.
⑦ Nước Nghĩa, tức nước Nghĩa Ðại Lợi 義大利 nước Ý (Itali).
② Ý nghĩa, như văn nghĩa 文義 nghĩa văn, nghi nghĩa 疑義 nghĩa ngờ.
③ Vì nghĩa, làm việc không có ý riêng về mình gọi là nghĩa. Như nghĩa sư 義師 quân đi vì nghĩa, không phải vì lợi mà sát phạt.
④ Cùng chung, như nghĩa thương 義倉 cái kho chung, nghĩa học 義學 nhà học chung, v.v.
⑤ Làm việc vì người là nghĩa, như nghĩa hiệp 義俠, nghĩa sĩ 義士, v.v.
⑥ Lấy ân cố kết với nhau là nghĩa, như kết nghĩa 結義 anh em kết nghĩa, nghĩa tử 義子 con nuôi, v.v. Vì thế nên cái gì phụ thêm ở trên cũng gọi là nghĩa, như nghĩa kế 義髻 búi tóc mượn.
⑦ Nước Nghĩa, tức nước Nghĩa Ðại Lợi 義大利 nước Ý (Itali).
Từ điển Trần Văn Chánh
Xem 義 (bộ 羊).
Từ điển Trần Văn Chánh
① (Việc) nghĩa, lẽ phải chăng, việc đáng phải làm, việc làm vì người khác, việc có lợi ích chung: 義舉 Hành động vì nghĩa; 見義勇爲 Dám làm việc nghĩa; 義師 Quân lính phục vụ cho chính nghĩa, nghĩa quân; 義倉 Kho chung; 義俠 Nghĩa hiệp; 結義 Kết nghĩa anh em;
② Tình, (tình) nghĩa: 無情無義 Vô tình vô nghĩa; 朋友的情義 Tình nghĩa bạn bè, tình bạn;
③ (Ý) nghĩa: 一詞多義 Một từ nhiều nghĩa; 定義 Định nghĩa; 文義 Ý nghĩa bài văn; 疑義 Ý nghĩa đáng ngờ;
④ Theo nghĩa thì, đúng lí thì.【義不容辭】 nghĩa bất dung từ [yìbùróngcí] Không thể thoái thác được, không thể từ chối được;
⑤ (cũ) Nuôi: 義父 Cha nuôi; 義女 Con gái nuôi;
⑥ Mượn của người khác, giả: 義髻 Búi tóc mượn (giả); 義肢 Chân tay giả.
② Tình, (tình) nghĩa: 無情無義 Vô tình vô nghĩa; 朋友的情義 Tình nghĩa bạn bè, tình bạn;
③ (Ý) nghĩa: 一詞多義 Một từ nhiều nghĩa; 定義 Định nghĩa; 文義 Ý nghĩa bài văn; 疑義 Ý nghĩa đáng ngờ;
④ Theo nghĩa thì, đúng lí thì.【義不容辭】 nghĩa bất dung từ [yìbùróngcí] Không thể thoái thác được, không thể từ chối được;
⑤ (cũ) Nuôi: 義父 Cha nuôi; 義女 Con gái nuôi;
⑥ Mượn của người khác, giả: 義髻 Búi tóc mượn (giả); 義肢 Chân tay giả.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Đường lối cư xử theo lẽ phải. Hoa Tiên có câu: » Từng nghe trăng gió duyên nào, bể sâu là nghĩa, non cao là tình « — Việc phải. Ta cũng nói là việc nghĩa — Cái chứa đựng bên trong, tức ý nghĩa — Kiến ngãi ( nghĩa ) bất vi: 見義不爲 Thấy việc nghĩa không làm. » Nhớ câu kiến ngãi bất vi, làm người thế ấy cũng phi anh hùng «. ( Lục Vân Tiên ).
Tự hình 5
Dị thể 5
Từ ghép 80
Một số bài thơ có sử dụng
Bình luận 0