Có 5 kết quả:

岳 nhạc嶽 nhạc嶾 nhạc樂 nhạc鸑 nhạc

1/5

nhạc

U+5CB3, tổng 8 nét, bộ sơn 山 (+5 nét)
phồn & giản thể, hội ý

Từ điển phổ thông

thuộc về vợ (xem: nhạc trượng 岳丈)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Núi lớn. § Cũng như “nhạc” 嶽. ◎Như: “Ngũ Nhạc” 五岳 năm núi Nhạc: Tung Sơn 嵩山, Thái Sơn 泰山, Hoa Sơn 華山, Hành Sơn 衡山, Hằng Sơn 恆山.
2. (Danh) Tiếng xưng hô đối với cha mẹ vợ. ◎Như: “nhạc phụ” 岳父 cha vợ, “nhạc mẫu” 岳母 mẹ vợ. § Ghi chú: Trên Thái Sơn 泰山 có một ngọn núi tên là “Trượng Nhân phong” 丈人峯 (vì hình trạng giống như một ông già). Bởi thế, cha vợ cũng gọi là “nhạc trượng” 岳丈, “trượng nhân phong” 丈人峰.
3. (Danh) Họ “Nhạc”.

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ nhạc 嶽, năm núi Nhạc, núi Thái Sơn cũng là một quả núi trong ngũ-nhạc, trên có một ngọn núi là trượng nhân phong 丈人峯 vì thế nên bố vợ gọi là nhạc trượng 岳丈, tục dùng chữ nhạc này cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

Núi cao. Như 岳.

Từ điển Trần Văn Chánh

Núi lớn (dùng như 嶽, bộ 山): 五岳 Ngũ nhạc;
② Nhạc gia, cha mẹ vợ;
③ [Yuè] (Họ) Nhạc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngọn núi cao trong dãy núi — Chỉ cha mẹ vợ.

Tự hình 4

Dị thể 8

Từ ghép 4

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nhạc

U+5DBD, tổng 17 nét, bộ sơn 山 (+14 nét)
phồn thể, hình thanh

nhạc [ẩn]

U+5DBE, tổng 17 nét, bộ sơn 山 (+14 nét)
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

núi cao

Tự hình 1

Dị thể 2

Chữ gần giống 1

Bình luận 0

nhạc [lạc, nhạo]

U+6A02, tổng 15 nét, bộ mộc 木 (+11 nét)
phồn thể, hội ý

Từ điển phổ thông

nhạc (trong ca nhạc, ...)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nhạc. § Tức là thanh âm có quy luật hài hòa làm xúc động lòng người. ◇Tả truyện 左傳: “Cố hòa thanh nhập ư nhĩ nhi tàng ư tâm, tâm ức tắc nhạc” 故和聲入於耳而藏於心, 心億則樂 (Chiêu Công nhị thập nhất niên 昭公二十一年) Cho nên tiếng nhịp nhàng vào tai và giữ ở trong lòng, lòng thấy yên vui tức là nhạc.
2. (Danh) Kinh “Nhạc” (một trong sáu kinh).
3. (Danh) Họ “Nhạc”.
4. Một âm là “lạc”. (Tính) Vui, thích. ◇Luận Ngữ 論語: “Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?” 有朋自遠方來, 不亦樂乎 (Học nhi 學而) Có bạn từ nơi xa đến, cũng chẳng vui ư?
5. (Danh) Niềm vui hoặc thái độ vui thích. ◇Luận Ngữ 論語: “Hiền tai Hồi dã! Nhất đan tự, nhất biều ẩm, tại lậu hạng, nhân bất kham kì ưu, Hồi dã bất cải kì lạc” 賢哉回也! 一簞食, 一瓢飲, 在陋巷, 人不堪其憂, 回也不改其樂 (Ung dã 雍也) Hiền thay, anh Hồi! Một giỏ cơm, một bầu nước, ở ngõ hẻm, người khác ưu sầu không chịu nổi cảnh khốn khổ đó, anh Hồi thì vẫn không đổi niềm vui.
6. (Danh) Thú vui âm nhạc, sắc đẹp và tình dục. ◇Quốc ngữ 國語: “Kim Ngô vương dâm ư lạc nhi vong kì bách tính” 今吳王淫於樂而忘其百姓 (Việt ngữ hạ 越語下).
7. (Động) Cười. ◎Như: “bả nhất ốc tử đích nhân đô đậu lạc liễu!” 把一屋子的人都逗樂了!
8. (Động) Lấy làm vui thích, hỉ ái. ◎Như: “lạc ư trợ nhân” 樂於助人.
9. Lại một âm là “nhạo”. (Động) Yêu thích, ưa, hân thưởng (văn ngôn). ◇Pháp Hoa Kinh 法華經: “Chí nhạo ư tĩnh xứ, Xả đại chúng hội nháo, Bất nhạo đa sở thuyết” 志樂於靜處, 捨大眾憒鬧, 不樂多所說 (Tòng địa dũng xuất phẩm đệ thập ngũ 從地湧出品第十五) Ý thích ở chỗ vắng, Bỏ đám đông ồn ào, Không ưa nói bàn nhiều.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhạc, ngũ âm bát thanh đều gọi là âm nhạc cả.
② Một âm là lạc. Vui, thích.
③ Lại một âm là nhạo. Yêu thích, như trí giả nhạo thuỷ 知者樂水 kẻ trí thích nước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Âm nhạc: 奏樂 Cử nhạc, tấu nhạc, chơi nhạc;
② [Yuè] (Họ) Nhạc. Xem 樂 [lè], [yào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Âm thanh và tiết điệu, nói lên một ý nghĩa gì. Nhạc chỉ chung ngũ thanh và Bát âm — Các âm khác là Lạc, Nhạo. Xem các âm này.

Tự hình 5

Dị thể 8

Chữ gần giống 3

Từ ghép 24

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nhạc

U+9E11, tổng 25 nét, bộ điểu 鳥 (+14 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

(xem: nhạc trạc 鸑鷟)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) “Nhạc trạc” 鸑鷟: (1) Tên gọi khác của chim phượng hoàng. (2) Một giống chim sống ở nước, như con vịt nhưng lớn hơn. (3) Tên núi ở Cam Túc.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhạc trạc 鸑鷟 một loài chim phượng hoàng nhỏ.

Từ điển Trần Văn Chánh

【鸑鷟】 nhạc trạc [yuèzhuó] Một loài chim nước (nói trong sách cổ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên núi, tức Nhạc sơn thuộc tỉnh Cam Túc, còn có các tên là Nam kì sơn, Lai nghi sơn. Trương Quả Lão đời Đường thành tiên tại núi này.

Tự hình 2

Dị thể 3

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0