Có 7 kết quả:

扱 tráp插 tráp眨 tráp箚 tráp臿 tráp鍤 tráp霅 tráp

1/7

tráp [hấp, tháp]

U+6271, tổng 6 nét, bộ thủ 手 (+3 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

lượm nhặt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sát, tới. ◇Nghi lễ 儀禮: “Phụ bái tráp địa” 婦拜扱地 (Sĩ hôn lễ 士昏禮) Đàn bà vái tay sát đất.
2. (Động) Dắt dẫn, cất lên. § Tục gọi dùng tay xách đồ vật để ra chỗ khác là “tráp”.
3. Một âm là “hấp”. (Động) Thu lượm, lượm lấy.

Từ điển Thiều Chửu

① Vái chào tay sát đất.
② Dắt dẫn, cất lên. Tục gọi dùng tay xách đồ để ra chỗ khác là tráp.
③ Một âm là hấp. Lượm lấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Cung tay vái chào sát đất;
② Cất lên, đưa lên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đưa lên. nâng lên — Tới đến — Xem Hấp.

Tự hình 1

Dị thể 3

Bình luận 0

tráp [sáp, tháp]

U+63D2, tổng 12 nét, bộ thủ 手 (+9 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắm, cài. ◇Đỗ Phủ 杜甫: “Trích hoa bất sáp phát” 摘花不插髮 (Giai nhân 佳人) Hái hoa mà không cài lên tóc.
2. (Động) Xen vào, lách vào, nhúng vào. ◎Như: “sáp túc bất hạ” 插足不下 chen chân không lọt.
3. (Động) Trồng, cấy. ◎Như: “sáp ương” 插秧 cấy.
4. (Danh) Cái mai, cái cuốc. ◇Nguyễn Du 阮攸: “Hạ sáp dương ngôn tử tiện mai” 荷插揚言死便埋 (Lưu Linh mộ 劉伶墓) Vác cuốc rêu rao "chết đâu chôn đó".
5. § Ghi chú: Cũng đọc là “tráp”.

Từ điển Thiều Chửu

① Cắm vào, lách vào.
② Trồng, cấy.
③ Cái mai, cũng đọc là chữ tráp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cắm, cấy, giâm, trồng, cho vào, thọc vào, cài, gài, xen, gắn, xen thêm, gắn thêm, giắt: 把花插在瓶子裡 Cắm hoa vào lọ; 把手插在口袋裡 Cho tay vào túi, thọc tay vào túi; 明 天開始插秧 Mai bắt đầu cấy mạ; 插枝 Cắm (giâm) cành; 插上門 Cài (then) cửa; 頭上插朵花 Trên đầu cài bông hoa; 插圖版 (Sách) có gắn thêm hình; 把衣服插進褲裡 Giắt áo vào quần;
② Nhúng vào, len vào, chen vào, xen vào, chõ vào: 你一插手事情更壞 Anh nhúng tay vào càng thêm hỏng việc; 插足不下 Chen chân không lọt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đâm vào. Thọc vào. Xỉa vào — Ta hay đọc Sáp.

Tự hình 2

Dị thể 6

Chữ gần giống 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

tráp [triếp, trát]

U+7728, tổng 9 nét, bộ mục 目 (+4 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển Trần Văn Chánh

Nháy (mắt), chớp (mắt).

Tự hình 2

Dị thể 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

tráp

U+7B9A, tổng 14 nét, bộ trúc 竹 (+8 nét)
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sớ, tráp tâu

Từ điển trích dẫn

1. § Ngày xưa dùng như “tráp” 劄.

Từ điển Thiều Chửu

① Tập sớ, tráp tâu. Ðời xưa các bầy tôi dùng để tâu vua gọi là tráp tử 箚子.
② Tờ tráp, văn thư quan trên viết cho quan dưới quyền mình gọi là trát 札, viết cho quan lại không thuộc dưới quyền mình gọi là tráp 箚.
③ Chép, thẻ chép riêng ra một mảnh để dễ nhớ gọi là tráp kí 箚記.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Tập sớ, tráp tâu;
② Tờ tráp (văn thư viết cho quan lại không thuộc dưới quyền mình; nếu viết cho quan lại dưới quyền mình thì gọi là trát 札);
③ Chép: 箚記 Thẻ ghi chép (cho dễ nhớ).

Tự hình 1

Dị thể 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

tráp [sáp, tháp, áp]

U+81FF, tổng 9 nét, bộ cữu 臼 (+3 nét)
phồn & giản thể, hội ý

Từ điển phổ thông

1. cái chày để đắp tường
2. cái mai, cái thuổng

Từ điển Thiều Chửu

① Cái chày để đắp tường.
② Cái mai, cái thuổng.
③ Cùng nghĩa với chữ tráp 插.

Tự hình 1

Dị thể 8

Bình luận 0

tráp [sáp]

U+9364, tổng 17 nét, bộ kim 金 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. mai, xẻng, thuổng
2. cái kim

Từ điển Thiều Chửu

① Cái mai, xẻng, thuổng.
② Cái kim.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mai, xẻng, thuổng;
② Cây kim.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái kim để khâu lược — Đào đất lên.

Tự hình 2

Dị thể 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

tráp [hiệp, sáp]

U+9705, tổng 15 nét, bộ vũ 雨 (+7 nét)
phồn & giản thể, hội ý

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Như sấm sét.
2. (Tính) Vẻ như mưa rớt xuống.
3. (Danh) “Tráp Khê” 霅溪 tên sông ở tỉnh Chiết Giang.
4. Một âm là “sáp”. (Danh) Tiếng lao xao.
5. (Phó) Chớp nhoáng, khoảnh khắc.
6. (Trạng thanh) “Sáp sáp” 霅霅 rào rạo, phành phạch.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Rơi đổ xuống: 霅爾雹落 Mưa đá trút xuống;
② (văn) Nhiều lời;
③ 【霅霅】tráp tráp [zhàzhà] (văn) Chớp nhoáng, như sấm chớp;
④ 【霅溪】Tráp Khê [Zhàqi] Tên sông (ở huyện Ngô Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc).

Tự hình 1

Dị thể 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0